CÁC LOẠI MÁY LỌC DẦU THỰC VẬT THƯỜNG THẤY TRÊN THỊ TRƯỜNG
Hiện tại trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm máy lọc dầu thực vật như máy lọc dầu hút chân không, máy lọc ly tâm và máy nén khí.
Mỗi máy ép dầu sau khi sản xuất ra dầu thô (dầu còn chứa cặn của nguyên liệu theo dầu thoát ra). Ngoài phương pháp truyền thống là để cho lắng đọng trong 1 khoảng thời gian thì hiện nay xuất hiện nhiều dòng máy hỗ trợ lọc dầu với các thiết kế và công suất khác nhau. Máy lọc dầu thực vật ra đời giúp cho quá trình sản xuất dầu thành phẩm được nhanh hơn đáng kể.
Các dòng máy lọc dầu thực vật thông dụng
Máy lọc dầu thực vật hút chân không
Đây là loại máy lọc dầu thực vật phổ biến nhất hiện nay vì nó có đủ mọi kích cỡ từ nhỏ đến lớn, đồng thời nguyên lý hoạt động của nó cũng khá đơn giản.
Máy bao gồm một bể kín bằng thủy tinh hoặc kim loại ở dưới và một khoang đổ dầu ở trên. Hai phần này được ngăn cách với nhau qua một lớp vải lọc dày nhằm loại bỏ cặn bã của dầu thô.
Bể lọc kín ở dưới được kết nối với bộ máy hút chân không qua một ống áp lực và có thêm 1 van xả ở dưới đáy bể để xả dầu thành phẩm sau khi lọc xong.
Nguyên lý hoạt động
Dầu được đổ vào khoang dầu ở trên, máy hút chân không sẽ hút hết toàn bộ không khí trong bể lọc dưới ra và tạo áp lực hút rất mạnh khiến dầu bị hút qua lớp vải lọc và để lại cặn bã ở lại trên bề mặt vải lọc và thu được dầu thành phẩm.
Ưu điểm: Máy lọc dầu chân không đơn giản dễ sử dụng, lọc dầu lúc đầu rất nhanh, có kích cỡ nhỏ dành cho máy ép nhỏ.
Nhược điểm: Người dùng cần chú ý gạt bớt cặn bã trên bề mặt vải lọc đồng thời chú ý thay vải lọc thường xuyên để tăng hiệu suất hoạt động của máy.
Máy lọc dầu thực vật nén khí
Dòng máy nén khí có nguyên lý hoạt động tương tự như máy hút chân không nhưng theo chiều ngược lại.
Máy được thiết kế gồm 2 khoang kín, và một máy nén khí được kết nối với khoang trên.
Nguyên lý hoạt động
Đổ dầu thô vào khoang trên rồi đậy khi nắp lại. Máy nén khí hoạt động sẽ tạo ra một luồng khí đẩy vào khoang trên khiến cho dầu bị áp lực nén xuống chảy qua vải lọc xuống khoang dưới. Cặn bã được giữ lại trên bề mặt vải lọc và ta thu được dầu thành phẩm.
Ưu điểm: Máy lọc khá tốt, nhanh, năng suất làm việc lớn.
Nhược điểm: Kích cỡ lớn nên phù hợp với các dòng máy ép có công suất lớn.
Máy lọc dầu ly tâm
Máy lọc dầu ly tâm có thiết kế và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác với 2 dòng máy đã nêu.
Máy ly tâm được thiết kế với một lồng xoay với tốc độ lớn từ 1800 - 2000 vòng/phút nhằm khiến cặn bã và các hạt mịn bị dính lại hết trên bề mặt thành của lồng xoay. Sau khi hoạt động chỉ còn lại dầu thành phẩm chảy ra ngoài theo van thoát mà không còn cặn bã đi theo.
Ưu điểm: Máy lọc rất tốt, nhanh, năng suất làm việc rất lớn.
Nhược điểm: Kích cỡ lớn nên phù hợp với các dòng máy ép có công suất lớn.
Trên đây là mô tả khái quát về ba dòng máy lọc dầu thực vật thông dụng trên thị trường hiện nay. Các bạn xem xét để lựa chọn cho mình loại máy phù hợp với gia đình nhé.