Lợi ích của dầu thực vật thuần chay đối với sức khỏe tim mạch
Dầu thực vật thuần chay vừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, vừa giúp bữa ăn của bạn thêm ngon hơn. Vậy cách làm dầu thuần chay như thế nào, hãy cùng LALIFA vào bài viết tìm hiểu nhé!
1. Lợi ích của dầu thuần chay
Dầu thuần chay thực vật được ép từ hạt chứa dầu nguyên chất không pha trộn hay tinh chế, chính vì vậy mà trong dầu còn giữ được nguyên các chất dinh dưỡng và các chất béo tốt bên trong dầu. Chính vì vậy mà dầu thuần chay thực vật lành mạnh và an toàn hơn cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Hạn chế liên quan đến tim mạch
Dầu thực vật thuần chay có chứa cholesterol thấp, phần lớn đều là axit béo không no giúp lưu thông tuần hoàn máu, từ đó hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim, nhồi máu cơ tim, v.v...
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trong dầu thực vật có thể là các loại dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu vừng, dầu hạnh nhân ... bổ sung khá nhiều vitamin E cho cơ thể. Các vitamin này tham gia vào quá trình làm giảm lão hóa và bảo vệ tế bào, đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và kích thích phát triển, hình thành tế bào.
Cấp ẩm cho da/ tóc
Dầu thực vật đặc biệt như dầu dừa, dầu bơ, ... còn có công dụng giúp cấp ẩm cho da và tóc để da và tóc được bóng khỏe. Các dưỡng chất trong dầu vẫn được giữ nguyên giúp cấp ẩm tốt cho da/ tóc giúp da/ tóc mềm mịn hơn.
2. Cách sử dụng dầu thực vật để tăng cường sức khỏe bên trong lẫn bên ngoài
Cách sử dụng dầu thực vật rất đơn giản. Vì dầu thực vật có thể dùng cả trong nấu ăn lẫn matxa để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Trong nấu ăn, bạn cho một lượng nhỏ dầu vừa phải để tạo hương thơm cho món ăn đó. Món ăn sẽ chứa vị béo của dầu và hương thơm của hat/ nguyên liệu cho bữa ăn ngon miệng hơn.
- Khi sử dụng dầu thực vật để làm đẹp, bạn chỉ cần 1 - 2 giọt dầu và mát xa lên da/ tóc để cấp ẩm. Không sử dụng quá nhiều vì sẽ gây bết dính tóc. Bên cạnh đó nếu có tinh dầu, bạn cũng có thể lấy dầu thực vật thay thế dầu nền để tăng hiệu quả làm đẹp.
3. Các cách làm dầu thuần chay tại nhà như thế nào?
Cách 1: Làm dầu thực vật thuần chay thủ công
Đầu tiên, bạn chuẩn bị các công cụ ép dầu lạc thủ công, bao gồm:
- Hạt chứa dầu
- Máy xay
- Nồi hấp
- Tấm vải xô
- Vật nặng (để đè lên hạt dầu)
Bước 1: Xay nhuyễn nguyên liệu ép dầu
Hạt sau khi đem về, bạn lọc bỏ bụi bẩn. Tiếp đó dùng máy xay để xay nhỏ nguyên liệu. Bước này nhằm tăng diện tích tiếp xúc của hạt và tăng khả năng chiết xuất dầu.
Bước 2: Hấp nguyên liệu
Bạn dùng xửng/ nồi hấp để hấp nguyên liệu đã xay. Bước này nhằm tăng nhiệt độ bên trong hạt và làm cho hạt dễ tách dầu hơn. Hấp trong vòng 1 - 2h để nguyên liệu chín hoàn toàn cho việc chiết tách dầu
Bước 3: Tiến hành ép dầu
Bạn cho nguyên liệu đã hấp vào trong vải xô đã chuẩn bị, bọc tròn lại và tiến hành đè vật nặng đã chuẩn bị lên để ép dầu. Nhớ để trên khay đựng để thu hồi dầu hiệu quả.
Bước 4: Tinh chế dầu
Dầu sau khi thu được, bạn cần đặt lên bếp khấy đều để hơi nước từ việc hấp bay bớt, từ đó bảo quản dầu ăn lâu hơn. Bạn cho dầu sôi và khấy tầm 30 phút tắt bếp để dầu nguội và bảo quản.
Bước 5: Thu dầu và bảo quản
Dầu cần được bảo quản tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng trong 3 tháng kể từ ngày ép.
Cách 2: Làm dầu thực vật thuần chay bằng máy ép dầu gia đình mini
Các bước làm dầu thuần chay vô cùng đơn giản và dễ dàng. Đầu tiên, bạn chuẩn bị:
- Nguyên liệu chứa dầu. Bạn có thể tham khảo các tỷ lệ dầu trong các loại nguyên liệu TẠI ĐÂY
- Máy ép dầu mini gia đình
- Phễu/ cốc đựng dầu/ bã
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu sau khi mua về cần loại bỏ bụi bẩn bám trong nguyên liệu. Nếu nguyên liệu ướt, bạn cần phơi khô để nguyên liệu có độ ẩm từ khoảng 5% để ép dầu. Một số loại nguyên liệu như lạc, vừng, mè, đậu nành, v.v.. bạn có thể rang trước khi ép để dầu ăn ép ra thơm hơn.
Bước 2: Ép dầu thực vật
Bạn bật máy ép dầu, cài đặt nhiệt độ theo hướng dẫn đối với từng loại nguyên liệu. Tiếp đó bấm chạy máy và cho nguyên liệu ép dầu vào. Lúc này cần căn chỉnh nhiệt độ để dầu ép không bị quá cháy cũng như nhiệt độ vừa phải để ép kiệt dầu. Dầu chảy ra tại buồng ép sẽ có mùi thơm đặc trưng và bã ép chuẩn sẽ giòn và khô dầu. Sau khi ép hết nguyên liệu, bạn cho máy chạy ngược trục và tắt máy, thu hồi dầu.
Bước 3: Thu dầu và bảo quản
Dầu ép được bạn bảo quản trong chai/lọ và tránh ánh nắng mặt trời. Dầu sử dụng trong thời gian từ 3 - 6 tháng kể từ ngày ép dầu.
4. Sử dụng dầu thực vật thuần chay cần những lưu ý gì?
Dầu thực vật tuy tốt cho sức khỏe, nhưng bạn vẫn cần một số lưu ý như dưới đây:
- Không lạm dụng sử dụng quá nhiều dầu thực vật trong ăn uống và làm đẹp
- Nếu có hiện tượng dị ứng, lập tức ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ để tư vấn
- Không sử dụng dầu có dấu hiệu sủi bọt, hôi mốc và quá thời hạn sử dụng
- Cần bảo quản dầu tránh ánh nắng mặt trời để dầu không biến chất khi gặp nhiệt độ nóng.
5. Mua máy ép dầu thực vật thuần chay ở đâu uy tín chất lượng
Để công việc ép dầu trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể sắm cho mình một chiếc máy ép dầu mini gia đình có thể dùng đến hơn 10 năm. Lalifa chuyên cung cấp, tư vấn các mẫu máy ép dầu chất lượng tốt nhất đến các quý khách hàng. Khi mua máy ép dầu tại LALIFA, khách hàng sẽ được:
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng máy ép dầu trên toàn quốc
- Sử dụng máy ép dầu bền bỉ trên 10 năm
- Bảo hành 12 tháng, bảo trì máy trọn đời
- Tư vấn viên 24/7, gọi là hỗ trợ
Bởi chúng tôi cũng như bạn, đều mong muốn tất cả mọi người có dầu ăn tốt và an toàn cho sức khỏe để dùng.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0961.652.731 - 0931.830.333 (Mrs. Dung)
Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961.652.731
Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc
Trên đây là những lợi ích của dầu thực vật thuần chay tốt cho sức khỏe. Hy vọng thông tin trên hữu ích cho bạn, hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.