Các loại máy lọc dầu thực vật phổ biến và những lưu ý khi sử dụng.

Tác giả 19/07/2024 14 phút đọc

Vì lọc dầu ăn là một quá trình quan trọng để đảm bảo chất lượng và an toàn của dầu ăn. Các máy lọc dầu ăn là các thiết bị dùng để loại bỏ các tạp chất có trong dầu thực vật sau ép. Có nhiều loại máy lọc dầu ăn khác nhau, tùy theo nguyên liệu, công suất, mục đích và ngành công nghiệp sử dụng. Dưới đây là một số loại máy lọc dầu ăn phổ biến hiện nay.

 

I. Máy lọc dầu thực vật là gì?

Máy lọc dầu thực vật là một thiết bị dùng để tách cặn bã và các tạp chất khác ra khỏi dầu thực vật thô. Máy lọc dầu thực vật giúp cải thiện chất lượng, màu sắc và độ trong của dầu ép. Đồng thời, việc lọc dầu sau ép sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của dầu nguyên chất. Điều này là bởi các tạp chất có chứa các chất dễ bị oxy hóa và còn chứa nước. Nên khi để tạp chất, dầu dễ bị hỏng và có tuổi thọ ngắn hơn. Máy lọc dầu thực vật có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào nguyên lý hoạt động, công suất, kích thước và giá thành.

 

-> > > Xem thêm: [Bài gốc] Máy lọc dầu lạc là gì? Nguyên lý, cấu tạo và quy trình hoạt động.

 

II. Các loại máy lọc dầu thực vật trên thị trường hiện nay

Vì lọc dầu thực vật ép là một quá trình quan trọng, cho nên thị trường cung cấp đa dạng các loại máy ép dầu. Có nhiều loại máy lọc dầu ăn khác nhau, tùy theo nguyên liệu, công suất, mục đích sử dụng. Có 3 loại máy lọc dầu thực vật phổ biến là: Máy lọc dầu công nghệ khí nén, máy lóc dầu chân không và máy lọc dầu ly tâm. Dưới đây là cấu tạo và ưu nhược điểm của mỗi loại:

 

1. Máy lọc dầu công nghệ khí nén:

Máy sẽ bơm khí nén vào buồng tạo ra áp suất cao, từ đó dầu được đẩy qua lưới lọc một cách nhanh chóng. Để lọc dầu ăn cần một lực đẩy khoảng 6kg (cân hơi). Máy sẽ loại bỏ cặn bã và các hạt mịn một cách dễ dàng. Bộ phận máy sẽ bao gồm:

  • Máy nén khí
  • Đồng hồ đo số cân hơi
  • Van khóa hơi và van xả hơi vào buồng lọc.

Ưu điểm: là lọc dầu nhanh, sạch và không cần thay vải lọc thường xuyên, năng suất làm việc lớn.

Nhược điểm: Kích cỡ lớn, phù hợp với dòng máy có công suất lớn.

may-loc-dau-inox-304-ldi-60-cong-suat-40lit-1-gio-4

Máy lọc dầu nén khí LALIFA-LDI60 công suất lọc 40 lít/giờ

 

2. Máy lọc dầu công nghệ hút chân không:

Đây là loại máy lọc dầu ăn dùng hút chân không để hút dầu qua lớp vải lọc, loại bỏ cặn bã và các hạt mịn. Các bộ phận của máy lọc dầu ăn bao gồm:

  • Bể kín bằng thủy tinh hoặc kim loại ở dưới.
  • Một khoang đổ dầu ở trên.

Hai phần này sẽ được ngăn cách bởi một lớp vải lọc dày để loại bỏ các cặn thô của dầu. Bể lọc kín phía dưới sẽ được kết nối với máy hút chân không thông qua ống áp lực. Tại phần bể cũng được thiết kế thêm 1 van xả ở đáy tiện cho việc xả dầu sau khi lọc xong.

Ưu điểm của máy là đơn giản, dễ sử dụng và có kích cỡ nhỏ tiện dùng cho các gia đình.

Nhược điểm: Vẫn cần gạt dầu thủ công trên bề mặt. Và cần thay vải lọc thường xuyên để tăng hiệu suất máy.

máy lọc dầu hút chân không loại nhỏ

Máy lọc dầu hút chân không loại nhỏ phù hợp với gia đình

 

3. Máy lọc dầu công nghệ ly tâm:

Máy lọc dầu công nghệ ly tâm có thiết kế và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác 2 máy trên. Máy ly tâm được thiết kế với một lồng xoay với tốc độ lớn từ 1800 - 2000 vòng/ phút. Lực quay lớn khiến cặn bã và các hạt mịn bị dính lại hết trên bề mặt của thành lồng xoay. Sau khi hoàn thành một mẻ lọc, dầu thành phẩm sẽ có màu trong và chảy ra ngoài theo van xả.

Ưu điểm của máy lọc dầu ly tâm là lọc dầu rất tốt. Dầu kiệt đến 90 - 95% mà không cần phải thay vải lọc và có năng suất làm việc lớn.

Nhược điểm: Kích cỡ lớn nên phù hợp với các dòng máy ép có công suất lớn.

may-loc-dau-ly-tam-ld50-duong-kinh-50

Máy lọc dầu ly tâm LALIFA - LD50 đường kính 50cm

III. Những lưu ý khi sử dụng máy lọc thực vật

Mỗi loại máy lọc dầu ăn có ưu và nhược điểm riêng, bạn nên chọn loại máy phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng máy lọc dầu ăn:

  • Hãy chọn máy lọc dầu thực vật có chất liệu bền, chất lượng tốt và đảm bảo tiết kiệm điện. Máy cũng nên dễ lau chùi để đảm bảo vệ sinh và dễ bảo dưỡng.
  • Bạn nên lọc dầu ăn ngay sau khi ép xong. Dầu ăn khi còn nóng sẽ dễ lọc, và lọc ngay khi vừa mới ép xong sẽ tránh cho dầu bị oxy hóa và biến chất.
  • Để loại bỏ hoàn toàn cặn, bạn nên lọc dầu ép qua nhiều lần để loại bỏ các tạp chất có trong dầu ăn.
  • Dầu thực vật ép sau khi lọc nên được đựng trong các bình, chai, lọ kín, sạch sẽ và khô ráo. Bạn nên để dầu những nơi tránh ánh nắng và nhiệt độ cao để có thể sử dụng dầu lâu hơn.

 

Luu-y-khi-chon-may-loc-dau

 

Trên đây là một số lưu ý mà LALIFA muốn nhắn gửi đến bạn khi sử dụng máy lọc dầu ăn. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các máy lọc dầu thực vật khác, bạn có thể xem tại:

Máy lọc dầu ăn LALIFA nén khí

Máy lọc dầu ăn ly tâm

Máy lọc dầu ăn hút chân không

 

Ngoài ra, mọi người cùng tìm kiếm:

Máy lọc dầu lạc là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động.

Cách lựa chọn máy lọc dầu phù hợp với nhu cầu

Bảng giá máy lọc dầu lạc mới nhất năm 2023

 

LỜI KẾT

Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà quý khách hãy chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với mình. LALIFA trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Để có thể được chăm sóc và tư vấn rõ hơn về các sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc

Tác giả Admin
Bài viết trước So sánh 3 loại máy lọc dầu lạc phổ biến: chân không, nén khí và ly tâm

So sánh 3 loại máy lọc dầu lạc phổ biến: chân không, nén khí và ly tâm

Bài viết tiếp theo

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731
0936223030