Vệ sinh máy ép dầu đúng cách liệu bạn đã biết chưa?

Lalifa Tác giả Lalifa 27/03/2024 12 phút đọc

Vệ sinh máy ép dầu đúng cách sẽ giúp cho các mẻ dầu của bạn thơm hơn và tăng tuổi thọ sử dụng của máy. Hãy cùng LALIFA vào bài viết dưới đây để biết cách vệ sinh chuẩn xác nhá!

I. Hiểu về cấu tạo của máy ép dầu trước khi vệ sinh: 

Một máy ép dầu sẽ bao gồm các bộ phận:

  • Thân máy
  • Trục vít (có thể tháo lắp)
  • Bộ phận gia nhiệt

Trong quá trình làm việc của máy ép dầu, trục vít sẽ xoay các vòng bên trong máy giảm dần. Do đó, khi chạy máy, bạn cần bỏ nguyên liệu từ phễu vào máy để bã có thể đẩy về phía trước và ép dầu. Trục ép sẽ đẩy nguyên liệu đầu vào về phía trước và đẩy bã ra ngoài. Bằng cách này, dầu trong nguyên liệu thô để chiết xuất dầu có thể được ép ra tốt. Dầu được thu và chảy ra qua khe hở giữa vòng ép và thanh ép, từ đó ta thu được dầu ép.

Xem thêm: Máy ép dầu thực vật là gì? Nguyên lý và cấu tạo máy ép dầu thực vật 

Máy ép dầu lạc 1 bầu lọc LALIFA-KD03 công suất ép 20-25kg/giờ
Cấu tạo máy ép dầu có kèm bộ lọc LALIFA - KD03

II. Cách vệ sinh máy qua 3 bước đơn giản:

Sau khi hiểu được nguyên lý chạy của máy và cấu tạo, bạn có thể vệ sinh dầu mỡ trên máy bằng 3 bước sau:

Bước 1. Dùng khăn lau bên ngoài máy ép dầu:

Đối với những vết dầu mỡ bám bên ngoài thân máy ép dầu, tuyệt đối không rửa bằng nước. Các mảng bám trên máy bạn có thể dùng khăn lau sạch để máy được mới thường xuyên. 

Bước 2. Vệ sinh buồng ép bên trong máy ép dầu:

Nếu muốn vệ sinh bên trong buồng ép cũng rất tiện lợi, bạn chỉ cần lấy lại bã dầu đã ép, sau đó bỏ vào máy và dầu chạy một lúc. Việc làm này giúp máy đẩy cặn ra ngoài và giúp dễ vệ sinh hơn. Sau đó bạn có thể đeo găng tay để tránh bỏng, tháo trục ra và vệ sinh trục sạch sẽ bằng nước thường.

*Lưu ý: Tuyệt đối không rửa trục đang nóng với nước lạnh. Vì như vậy dễ làm giòn trục và không sử dụng được lâu dài. Hãy để trục nguội rồi mới lau dọn. 

Vệ sinh trục máy ép dầu bằng khăn sạch
Vệ sinh trục máy ép dầu bằng khăn sạch

Bước 3. Vệ sinh lọc dầu trên máy ép dầu:

Nếu máy ép dầu được trang bị thiết bị lọc dầu thì việc vệ sinh lọc dầu cũng rất quan trọng. Bộ lọc dầu tiếp xúc với dầu thô trong thời gian dài nên rất dễ sinh ra cặn dầu. Khi vệ sinh bộ lọc dầu chân không, chú ý làm sạch thành trong và ngoài của bộ chứa dầu. Nếu sử dụng vải lọc, vải lọc có thể được làm sạch bằng chất tẩy pha thêm nước để làm sạch dầu mỡ, nhưng vải lọc cần phải được thay thế thường xuyên.

Chỉ bằng cách giữ cho máy ép dầu sạch sẽ, chúng ta mới có thể ép ra được lượng dầu khiến khách hàng yên tâm, doanh số bán hàng cũng sẽ tăng lên đáng kể.

Hướng dẫn tháo lắp & vệ sinh máy ép dầu GD-007

III. Lợi ích của việc vệ sinh máy ép dầu

  • Đảm bảo máy ép dầu sạch sẽ và tránh được vi khuẩn gây hại
  • Tránh gỉ sét, đảm bảo độ bền cho máy
  • Dầu ép ra không bị dính cặn dầu mẻ ép lần trước, an tâm sử dụng sạch sẽ tuyệt đối.
  • Đảm bảo thiết bị vận hành tốt, vừa có thể kiểm tra thiết bị khi cần.

IV. Lưu ý khi vệ sinh máy ép dầu

- Tuyệt đối không nên dùng chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh máy, chất tẩy rửa có độ tẩy, độ axit cao có thể khiến máy dễ bị ăn mòn.

- Không nên dùng khăn ướt hoặc nước vệ sinh các bộ phận như gia nhiệt, ổ nguồn, tránh việc gây ra ẩm khiến thiết bị dễ bị hư hỏng

Lời kết

Việc bảo quản máy ép dầu là hết sức quan trọng để giữ vệ sinh cũng như an toàn sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm về các sản phẩm máy ép dầu, bạn có thể tham khảo tại: 

Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà quý khách hãy chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với mình. LALIFA trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Để có thể được chăm sóc và tư vấn rõ hơn về các sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ: 

Hotline tư vấn 24/7 : 0961.652.731 - 0931.830.333 

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731 

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc 

Bài viết trên là tất tần tật về cách vệ sinh máy ép dầu. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Nồi chưng cất tinh dầu là gì? Cấu tạo, nguyên lý, quy trình hoạt động

Nồi chưng cất tinh dầu là gì? Cấu tạo, nguyên lý, quy trình hoạt động

Bài viết tiếp theo

9 tính năng ưu việt của nồi nấu rượu đa năng bằng củi LALIFA

9 tính năng ưu việt của nồi nấu rượu đa năng bằng củi LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731