Dầu lạc để được bao lâu, cách bảo quản dầu lạc nguyên chất được lâu không sử dụng hoá chất

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 12 phút đọc

3. Cách bảo quản dầu lạc nguyên chất được lâu không sử dụng hoá chất?

Dầu lạc để được bao lâu, cách bảo quản dầu lạc nguyên chất được lâu không sử dụng hoá chất
Dầu lạc nên được bảo quản trong các chai lọ thuỷ tinh hoặc chai nhựa sạch

Các chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Dinh Dưỡng cho rằng, chúng ta không nên bảo quản dầu ăn trong các chai, vật chứa bằng chất liệu kim loại như sắt, đồng, nhôm… Chúng khiến cho dầu ăn nhanh chóng bị biến chất và bị hỏng, đặc biệt là những vật chứa bằng đồng.

  • Dầu ăn tốt nhất nên được bảo quản trong các chai, lọ bằng sành, sứ, thuỷ tinh hoặc các chai nhựa sạch
  • Ngoài ra, lọ đựng dầu ăn phải sạch sẽ: để ở nơi khô ráo và luôn phải đậy kín nắp.
  • Không để bị nước, vi khuẩn rơi vào chai dầu ăn: Nếu có nước trong lọ đựng, hoặc có nước ở bên ngoài rơi vào bên trong dầu sẽ nhanh chóng làm dầu bị hỏng. Nếu có vi khuẩn và không khí ở bên ngoài xâm nhập vào bên trong, dầu bị oxy hóa nhanh chóng và sẽ không còn giữ được nguyên vẹn những dưỡng chất tốt nữa.
  • Mẹo nhỏ: Bạn có thể cho một ít muối (đã được rang nóng) vào dầu lạc. Tỷ lệ cho vào khoảng 40:1, để muối hấp thụ thành phần nước (nếu có) trong dầu, giúp dầu ăn tươi màu và giữ được hương vị thơm ngon.
  • Muốn để được lâu hơn và an toàn hơn tốt nhất bạn để trong ngăn mát của tủ lạnh, dầu lạc nguyên chất không bị đông lại nếu nhiệt độ trên 3 độ C, nếu để lên ngăn đá dưới 3 độ C có thể dầu sẽ bị đông lại. Thời gian để trong tủ lạnh có thể để được 12 tháng (1 năm). Nếu bạn chỉ ép khoảng 2 – 3 lít, hoặc mua một vài lít thì có thể để ở điều kiện bình thường như trong nhà bếp để sử dụng, nếu tiện thì nên để vào tủ lạnh ở ngăn mát là tốt nhất.
  • Tia hồng ngoại và tử ngoại trong ánh nắng và ánh sáng phát ra từ nguồn nhiệt khiến quá trình oxy hóa dầu diến ra nhanh chóng, và sản sinh ra các chất không có lợi cho cơ thể. Vì vậy, không để dầu lạc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Một phần khá quan trọng để bảo quản dầu ăn, chính là nguyên liệu sạch, trước khi thực hiện ép dầu nên loại bỏ những hạt mốc, thối, mọc mầm … đây là nguyên nhân dễ làm dầu hỏng nhanh nhất, và nếu có lạc thối, mốc có thể sẽ gây bệnh khi sử dụng. Bởi những hạt thối, mốc sẽ sản sinh ra một loại độc tố tên là Aflatoxin – đây là loại độc tố có khả năng gây ung thư và khi tan vào dầu thì không thể lọc ra được.

Xem ngay: Có nên đầu tư máy ép dầu lạc hay không?

4. Lưu ý trong quá trình sử dụng dầu lạc bạn không thể bỏ qua

Khi mua dầu bạn nên xem thời hạn sử dụng nếu là sản phẩm đóng chai sẵn, còn nếu bạn tự mang lạc đi ép lấy dầu thì thời gian bảo quản sẽ được tính từ lúc ép.

Dầu lạc để được bao lâu, cách bảo quản dầu lạc nguyên chất được lâu không sử dụng hoá chất
Dầu lạc tự ép, thời gian bảo quản được tính từ lúc ép

Một điều nữa, hãy lưu ý đến yếu tố điểm khói của dầu. Dầu ăn, đặc biệt là dầu lạc không nên dùng để chiên xào qua lại nhiều lần. Các loại dầu ăn khác nhau có điểm sôi và bốc khói khác nhau, nên chọn loại dầu phù hợp với món ăn và nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.

Điểm khói là mức nhiệt độ mà dầu ăn bị đun nóng quá mức và bắt đầu chuyển qua thể khí. Khi quá mức này, các thành phần trong dầu ăn sẽ phân hủy bởi nhiệt, tạo ra các gốc tự do có khả năng gây ung thư.

Ở dầu lạc, điểm sôi là 232 độ C, khi tái sử dụng, điểm sôi này sẽ thấp xuống. Sau nhiều lần dùng đi dùng lại dầu sẽ bị đặc lại, màu đen đi và có mùi khét khó chịu. Lúc này dầu đã hoàn toàn biến chất và ta tuyệt đối không nên sử dụng nữa.

Để có một sức khoẻ tốt, có những bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng, bạn hãy sử dụng đúng và áp dụng cách bảo quản dầu lạc đúng mà LaLiFa.com chia sẻ ở trên nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy ép dầu lạc loại nhỏ dùng cho gia đình, hay máy ép dầu công suất lớn để kinh doanh thì hãy liên hệ LaLiFa để được tư vấn nhanh nhất và hỗ trợ tận tình nhé ạ. Xem ngay: video vận hành 1 loại máy ép dầu mini đang được yêu thích nhất tại Shop ngay tại dưới đây:

 

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Bao nhiêu kg lạc được 1 lít dầu, 1 kg lạc ép được bao nhiêu dầu?

Bao nhiêu kg lạc được 1 lít dầu, 1 kg lạc ép được bao nhiêu dầu?

Bài viết tiếp theo

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731