Tìm hiểu về dầu gạo: nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng như thế nào?

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 7 phút đọc

Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt, củ, quả như lạc, vừng, đậu nành, gạo… mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, sắc đẹp của con người. Ở những bài trước, Lalifa.com đã mang đến cho bà con và các bạn thông tin về các loại dầu lạc, dầu vừng mè, dầu gấc… Còn ở bài này, sẽ là những điều cần biết về dầu gạo (dầu cám gạo) nhé!

Nguồn gốc của dầu gạo?

Dầu gạo thuộc nhóm dầu thực vật chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao, được lấy từ lớp vỏ bên ngoài của cám gạo. Vì vậy, giá thành của cám gạo nguyên chất rất đắt, cái mà bà con dùng được giới thiệu là dầu cám gạo thực ra chỉ có một lượng nhỏ dầu gạo còn lại là các phụ gia đi kèm.

Nhiệt độ sôi của dầu gạo khá cao đạt 232 độ, phù hợp với cả những món chiên, xào. Ngoài ra, dầu gạo còn dùng trong các chế phẩm làm đẹp, bánh kẹo, chất tạo độ bóng, kem… Loại dầu này đang rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và cũng đang được nhiều người Việt quan tâm lựa chọn.

65

Tác dụng và cách dùng của dầu gạo như thế nào?

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi sử dụng dầu gạo đúng cách, hợp lý sẽ mang đến những tác dụng như sau:

Tăng cường khả năng miễn dịch: Do có nhiều chất chống oxy hóa nên giúp tăng khả năng miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường hô hấp...

Ngăn ngừa ung thư: trong dầu gạo giàu vitamin E và có tính antimutagenic giúp ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày.

Giảm cân: hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất, giúp giảm cân an toàn mà hiệu quả.

Làm đẹp da: vitamin E không chỉ giúp da trẻ hóa mà còn giúp cho làn da mềm mại, dẻo dai căng mịn hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận: một vài chất có trong cám gạo làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Do đó, những bệnh về sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi thận… cũng được hạn chế tốt hơn.

Duy trì dinh dưỡng: dù chiên, rán ở nhiệt độ cao nhưng vẫn giữ được mùi thơm của dầu gạo. Ngoài ra, để thưởng thức được dầu ăn nguyên chất có thể làm các món trộn, nướng…

Giảm cholesterol: dùng thường xuyên dầu cám gạo giúp giảm hấp thu lượng cholesterol và tăng khả năng loại bỏ cholesterol có trong máu.

Dầu cám gạo có thể được dùng với nhiều cách khác nhau như sau:

Dùng cho nấu ăn: dùng chiên, xào, nấu như các loại dầu bình thường khác.

Dùng làm đẹp: muốn tẩy trang, bôi trực tiếp dầu cám gạo lên mặt sau đó rửa sạch lại với nước. Còn dưỡng da thì lấy một ít dầu cám gạo kết hợp với bột trà xanh, tạo hỗn hợp mặt nạ dưỡng da. 

Không giống như các loại dầu ăn khác, để sản xuất ra dầu cám gạo cần có một quá trình, công nghệ máy móc hiện đại, quy mô lớn. Vì thế, việc tự làm dầu cám gạo ở nhà tốt nhất bà con không nên thực hiện, để tránh lãng phí nguyên liệu. Tuy nhiên, nếu mua máy ép dầu mini về để làm dầu lạc, đậu nành, dầu gấc, hướng dương… lại khá phù hợp, cần thiết.

Do mỗi loại dầu ăn lại có những đặc điểm khác nhau. Cho nên, trước khi làm dầu ăn hay mua dầu ăn bà con nên dành thời gian tìm hiểu trước để lựa chọn cho mình cách thức, loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe.

Có thể bà con cần tham khảo thêm :

Cách dùng và giá trị dinh dưỡng của một số loại dầu thực vật

 

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Mua máy ép dầu lạc gongfa công suất 30-50kg/h có tốt không?

Mua máy ép dầu lạc gongfa công suất 30-50kg/h có tốt không?

Bài viết tiếp theo

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731
0936223030