2 CÁCH XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU KHI ÉP DẦU THỰC VẬT ?
Bạn đã thực sự biết cách xử lý nguyên liệu khi ép dầu thực vật? Ngay sau đây với 2 cách này sẽ giúp bạn không còn lo vấn đề máy ép dầu thực vật của bạn vận hành không ổn định ( tắc , kẹt...) hay lượng dầu thất thoát quá lớn do nguyên liệu chưa được xử lý đúng cách ! Bạn có thể đánh giá lựa chọn phương pháp phù hợp trong lĩnh vực sản xuất dầu ăn của chính mình.
SẤY KHÔ NGUYÊN LIỆU HAY CÒN GỌI LÀ ( Phương pháp ép Nóng )
- Đối với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất dầu ăn từ thực vật thì việc xử lý nguyên liệu như rang hoặc sấy khô một trong những bước khá quan trọng nó góp phần quan trọng ảnh hưởng một phần tới chất lượng dầu ăn.
- Với việc xử lý rang hoặc sấy khô sẽ giúp máy vận hành ổn định hơn không còn hiện tượng tắc kẹt ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Ngoài ra nó còn xử lý được một số yếu điểm của dầu ăn từ thực vât đó là việc có mùi hắc nồng, thời gian bảo quản thì hạn chế. Nếu chúng ta biết cách xử lý sấy khô đúng cách thì hoàn toàn loại bỏ được các tác nhân trên.
- Để sấy khô hoặc rang nguyên liệu chúng nên sử dụng các nồi rang chuyên dụng, các loại máy móc đặc chủng hoặc các phương pháp thủ công như ngồi rang tay...
- Lưu ý là nguyên liệu được xử lý cho ép dầu ăn thì cần vận dụng kinh nghiệm sự cảm nhận để có thể đánh giá nguyên liệu đã được xử lý đúng cách đạt chuẩn để ép mà nguyên liệu vẫn ra dầu đạt chuẩn chất lượng. Máy móc sẽ luôn vận hành trơn chu nếu chúng ta xử lý kĩ nguyên liệu điều này giúp bạn sẽ tránh được các chi phí phát sinh giảm thiểu các lãng phí.
ÉP TRỰC TIẾP NGUYÊN LIỆU KHÔNG CẦN RANG ( Phương pháp ÉP LẠNH )
- Hiện nay nhờ sự phát triển công nghệ một số dòng máy ép dầu thực vật dành cho hộ kinh doanh và việc không cần xử lý nguyên liệu mà cho nguyên liệu vào ép trực tiếp đang được áp dụng khá phổ biến. Nó có một số ưu điểm giúp người sản xuất rút ngắn và giảm thiểu tối đa thời gian công đoạn để sản xuất giúp năng suất tăng hơn so với phương pháp ép NÓNG.
Tuy nhiên việc ép trực tiếp ( Ép lạnh ) cũng có một số nhược điểm như sau:
- Việc ép trực tiếp sẽ khiến máy hay có vấn đề về tắc kẹt vì nguyên lý trục ép là kín nếu nguyên liệu không qua sơ chế khô sẽ khiến nhiên liệu bết kẹt trong trục khiên chúng ta rất mất thời gian vệ sinh
- Nguyên liệu không khô chất lượng dầu không được đảm bảo như có mùi hắc, và thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn so với việc sấy nguyên liệu.
- Lượng dầu tồn tại trong bã khá cao nên chúng ta phải ép 2 lần mới đảm bảo không còn lượng dầu thất thoát
Nhìn chung cả 2 phương pháp trên đều đang được sử dụng song song tuy nhiên để có được chất lượng dầu ưng ý và máy vận hành ổn định thì người sản xuất dầu nên cần nhắc lựa chọn phương pháp sao cho hợp lý nhất, chánh gây lãng phí cả về tài chính lẫn thời gian.
Xem thêm tại : Máy Ép Dầu Lạc (lalifa.com)
THÔNG TIN ĐẶT HÀNG VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN :
Công ty cơ khí chế tạo máy & xuất nhập khẩu LaLiFa
Website : Nhà Sản Xuất, CTy Thương Mại Máy Ép Dầu Số 1 Việt Nam (lalifa.com)
HOTLINE : 0961.652.731 - 0936.141.415