Dầu thực vật và tinh dầu, hiểu cho đúng, chọn thông minh

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 23 phút đọc

Tôi ước gì ai đó đã đặt ra những khái niệm về dầu thực vật và tinh dầu một cách rõ ràng hơn để những người có đam mê dễ dàng phân biệt và đưa ra những lựa chọn đúng đắn. Ngày xưa, việc phân biệt có thể vẫn chưa rõ ràng do những nguyên liệu này còn khan hiếm. Nhưng ngày nay, việc phân biệt giữa dầu và tinh dầu là một việc thiết yếu mà ai cũng cần được biết và quan tâm. Vậy dầu (oil) là gì và tinh dầu (essential oils) là gì? Cùng LALIFA tìm hiểu nhé!

phân biệt dầu thực vật và tinh dầu
Phân biệt dầu thực vật, tinh dầu

I. Dầu thực vật (Oil) là gì?

1. Khái niệm dầu thực vật

Dầu thực vật thường sử dụng để làm dầu nấu ăn hoặc dầu nền/ dầu dẫn (không phải lúc nào dầu thực vật cũng là dầu dẫn) cho tinh dầu. Đây là thành quả thu được thông qua các phương pháp: chiết xuất siêu tới hạn, dung môi, ly tâm, ép nhiệt hay ép lạnh từ các hạt dầu của các loại cây. Ví dụ như dầu lạc, dầu vừng, dầu hạnh nhân … hoặc một số loại quả như bơ, dừa, oliu, …

“Dầu thực vật là một loại chất lỏng, đậm đặc, không dễ bay hơi và được chiết xuất từ các loại thực vật. Dầu thực vật thường dùng để nấu ăn, làm dầu dẫn cho tinh dầu trước khi bôi trên da.”

Cấu trúc phân tử dầu thực vật đa phần nặng hơn tinh dầu. Chủ yếu bên trong bao gồm các chất béo như axit béo, sáp các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K, …. Ngoài ra dầu nguyên chất có thể dùng trực tiếp lên da và không gây kích ứng. Dầu không bay hơi, dễ bị oxy hóa nếu bạn để bên ngoài không khí.

2. Các đặc điểm của dầu thực vật (nguyên chất) là

  • Dầu có độ sánh đặc, độ bám dính cao và không mấy bay hơi.
  • Đa số đều an toàn khi sử dụng lên da
  • Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, dầu có thể mất các chất trị liệu và trở nên biến chất có hại. 
  • tác dụng để pha loãng tinh dầu trước khi bôi trực tiếp lên da trước khi trị liệu hương thơm.
  • Dễ dàng ép, giá thành phải chăng.

Tuy nhiên, dầu thực vật không đơn giản chỉ là dầu nền/ dầu dẫn của tinh dầu mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm chăm sóc da và trị liệu. Một số dầu thực vật cũng mang tính trị liệu như dầu trái cây, giúp nuôi dưỡng, bảo vệ da, ….

Bạn thấy dầu ăn có chứa trong chai thủy tinh hoặc chai nhựa dễ dàng, đó là lý do vì sao bạn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Dầu thực vật: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc trị bệnh
Dầu thực vật được chiết xuất từ các hạt chứa dầu

II. Tinh dầu (Essential Oils) là gì?

1. Tinh dầu thực vật là gì?

Tinh dầu là hỗn hợp đặc của các chất tự nhiên, dễ bay hơi và có mùi thơm. Tinh dầu được thu từ nguyên liệu thực vật - hoa, nụ hạt, lá, cành, vỏ cây, thảo mộc, gỗ, quả và rễ thông qua quá trình chưng cất. Tinh dầu thường được tạo ra bằng cách chưng cất hơi nước toàn bộ cây thành chất lỏng đậm đặc. Nó có mùi đặc trưng của cây, màu sẽ tùy thuộc vào cây và thường là phần lớp nổi bên trên sau khi chưng cất hơi nước.

“Tinh dầu là hỗn hợp đặc của các chất tự nhiên, dễ bay hơi và có mùi thơm. Tinh dầu được thu từ nguyên liệu thực vật - hoa, nụ hạt, lá, cành, vỏ cây, thảo mộc, gỗ, quả và rễ thông qua quá trình chưng cất”.

Tinh dầu không phải là dầu nên không nhờn mà là các chất lỏng kỵ nước, không tan trong nước. Một số loại “tinh dầu” được sản xuất bằng phương pháp CO2 không thực sự là tinh dầu. Vì nó không thu được bằng cách chưng cất và chỉ đơn giản là một chiết xuất và sẽ có đặc tính khác so với tinh dầu.

Một số tinh dầu cũng được tạo ra bằng phương pháp ép lạnh. Bạn hãy nghĩ đến việc gọt vỏ một quả cam và bạn thu được những giọt tinh dầu nhỏ khi bạn bẻ chiếc vỏ ấy.

Tinh dầu là gì? Tổng hợp các loại và công dụng của tinh dầu
Tinh dầu dễ bay hơi, được chưng cất từ hoa, lá, cành, nụ, ...

2. Các đặc điểm của tinh dầu là

  • Tinh dầu có thể có màu vàng óng, màu hổ phách, màu trắng trong vắt.
  • Có thể bị oxy hóa theo thời gian và mất nhiều lợi ích giá trị.
  • Thường được bảo quản trong chai thủy tinh, để trong chai nhựa sẽ làm biến chất tinh dầu có hại cho người sử dụng.
  • Không phải loại tinh dầu nào cũng có thể bôi trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng rát, kích ứng.
  • Không phải tinh dầu nào cũng uống được.
  • Giá thành cao.

Tuy nhiên, bạn chỉ nhận được lợi ích khi chọn đúng loại tinh dầu. Chính vì vậy bạn cần xem là mình có nhu cầu sử dụng tinh dầu nào và sử dụng cho mục đích gì, để chọn được sản phẩm hiệu quả nhất nhé!

Xem thêm: Tác dụng của các loại tinh dầu phổ biến hiện nay

III. Tinh dầu và dầu thực vật khác nhau thế nào?

Tuy cùng là chất kỵ nước, nhưng dầu thực vật và tinh dầu có yếu tố khác nhau. Tinh dầu không cho chúng ta có cảm giác giống như dầu. Trên thực tế, tinh dầu sẽ lỏng hơn dầu. Chúng cũng không bóng và nhớt như dầu khi bôi lên trên da. Thay vào đó, chúng bay hơi nhanh chóng. Còn dầu sẽ có tính đặc hơn, khó bay hơi, mà còn dễ thẩm thấu trên da hơn. Để phân biệt được dầu và tinh dầu, bạn có thể xem bảng dưới đây:

Bảng so sánh dầu thực vật và tinh dầu:

Yếu tốDầu thực vậtTinh dầu
Nguồn gốcThành phần chiết xuất từ các loại hạt như hạt chứa dầu và một số chiết xuất từ trái cây: bơ, gấc, dừa, …Thành phần chiết xuất từ các loại hoa, nụ hạt, lá, cành, vỏ cây, thảo mộc, gỗ, quả và rễ
Phương pháp
  • Chiết xuất siêu tới hạn
  • Dung môi
  • Ly tâm
  • Ép trục vít và ép thủy lực
  • Chưng cất hơi nước
  • Chưng cất chân không
Thành phầnTriglyceride và các acid béo (Omega 3, Omega 6)Tinh dầu và hydrosol (chứa một phần nhỏ các thành phần của tinh dầu và các chất hòa tan được trong nước)
Đặc tínhCó bị oxi hóa  
Dễ bị ôi thiu  
Có hiện tượng bốc mùi nếu để quá hạn vì có chứa chất béo
Không bị oxy hóa  
Không bị ôi thiu hay trở mùi  
Có tính kháng khuẩn
Hương thơmRất ít hoặc khôngMùi thơm đặc trưng
Ăn hoặc uốngĐượcKhông
Khả năng bay hơiKhông hoặc cực kỳ ít bay hơiDễ bay hơi ở nhiệt độ thường (40 - 50 độ C)
Tan trong nướcKhôngKhông, tan trong dầu và rượu
Bảo quảnChứa trong chai thủy tinh hoặc nhựa đều đượcChỉ bảo quản trong chai thủy tinh
Giá thànhThấpCao

 

IV. Thiết bị phù hợp để sản xuất dầu thực vật và tinh dầu.

Sau khi đã phân biệt được dầu thực vật và tinh dầu, bạn có thể chọn cho mình thiết bị phù hợp để sản xuất:

1. Chọn thiết bị sản xuất dầu thực vật

Để sản xuất dầu, có rất nhiều loại máy và các phương pháp khác nhau, bảng dưới đây LALIFA sẽ tổng hợp cho bạn:

Phương phápChiết xuất CO2 siêu tới hạnChiết xuất dung môiLy tâmÉp thủy lựcÉp trục vít
Hình ảnhhe-thong-chiet-xuat-CO2-sieu-toi-handau-parafin-1  
 
may-quay-ly-tammay-ep-dau-thuy-lucmay-ep-dau-truc-vit
Tên thiết bị/ dụng cụHệ thống chiết xuất CO2 siêu tới hạnDầu béo   
Hoặc dầu parafin
Máy ly tâm trục đứngMáy ép thủy lựcMáy ép trục vít
Ưu điểm - Kiệt dầu   
Phù hợp: Sử dụng công nghiệp
Chiết xuất nhiều thành phần, nhiều loại.Kiệt dầu, máy ép nguyên chất và dầu không bị tác động bởi nhiệt.Không bị tác dụng bởi nhiệt.Ép kiệt, ép nhanh, phù hợp với cá nhân, gia đình, hộ gia đình kinh doanh hoặc công nghiệp tập trung. Giá thành phải chăng.
Nhược điểmCồng kềnh, đầu tư cao  Chỉ áp dụng trong điều chế dược liệu, không áp dụng cho sản xuất dầu ăn thường ngày.Chỉ áp dụng cho một số loại sản phẩm đặc thù như: dừa, …

Chiếm diện tích, tốn nhiều nhân công hơn.

-> Phù hợp với sử dụng hộ gia đình kinh doanh lớn hoặc hợp tác xã.

Tạo ra ma sát và có bộ gia nhịệt nên không ưu tiên để sản xuất dầu ép lạnh.

 

2. Chọn thiết bị sản xuất tinh dầu

Vì tinh dầu được sản xuất qua quá trình chưng cất nói chung nên chỉ cần nồi chưng cất lôi cuốn hơi nước là đã có thể chưng cất được đầu hết các loại tinh dầu. Tùy vào mỗi loại tinh dầu mà bạn có thể chọn chưng cất lôi cuốn hay chưng cất chân không. 

Một chiếc thiết bị chưng cất tinh dầu (nồi chưng cất tinh dầu) bao gồm 5 bộ phận:

  • Nồi chưng cất
  • Ống dẫn hơi
  • Bình ngưng tụ
  • Bình thu chất lỏng
  • Phễu tách, chiết tinh dầu

Tùy theo nhu cầu, ngân sách và nguyên liệu chưng cất mà bạn có thể chọn cho mình thiết bị chưng cất tinh dầu phù hợp.

Bộ nồi chưng cất tinh dầu đầy đủ
Bộ nồi chưng cất tinh dầu đầy đủ

Lời kết

Cần phân biệt đúng hai khái niệm dầu thực vật tinh dầu để có lựa chọn đúng đắn hơn trong việc mua thiết bị. Trên đây LALIFA đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm trên. LALIFA trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Nếu có nhu cầu mua máy ép dầu trục vít cũng như nồi chưng cất tinh dầu, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc

Bài viết trên là đã giúp bạn phân biệt rõ hơn giữa dầu thực vật và tinh dầu. Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã đọc, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Cách chưng cất lá trầu không tại nhà bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Cách chưng cất lá trầu không tại nhà bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Bài viết tiếp theo

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731