Cách chưng cất lá trầu không tại nhà bảo vệ sức khỏe phụ nữ
Lá trầu không thường được các chị em truyền tai nhau về sức khỏe và làm đẹp. Vì vậy mà nhiều chị em chưng cất lá trầu không để trị các vấn đề phụ khoa v.v... Vậy cách chưng cất như thế nào, hãy cùng LALIFA vào bài viết tìm hiểu nhé!
I. Nước cất lá trầu không là gì?
Cây trầu không thuộc họ Hồ Tiêu, là thuộc dạng cây leo. Bạn sẽ thấy lá trầu không thường được các cụ ngày xưa bôi vôi, ăn trầu trở thành phong tục Việt Nam. Lá trầu còn có tác dụng để xông hoặc làm nước rửa rất tốt. Nhờ các thành phần lành tính, để thuận tiện, người ta chưng cất lá trầu, lấy nước cất để sử dụng sau này.
Nước cất lá trầu không là một loại nước chiết xuất từ lá trầu không bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Nước cất có màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng. Nước cất có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần khi cần.
II. Công dụng của nước cất
Nước cất lá trầu không có nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe cũng như làm đẹp.
Trị mụn viêm, giảm nám, tàn nhang:
Nhờ có các thành phần lành tính, lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và làm sạch da. Sử dụng nước cất bạn sẽ thấy các vết thâm mụn được làm mờ đi rõ rệt. Nó như một loại toner để làm đẹp và lau sạch da hàng ngày. Bạn chỉ cần một miếng bông gòn và 2 giọt nước cất là có thể làm sạch da dễ dàng.
Bảo vệ răng miệng
Nếu bạn hỏi các cụ tại sao thích ăn lá trầu không đến thế, thì các cụ sẽ bảo là: “Tao ăn cho sạch miệng”. Đúng như vậy, chỉ cần pha nước ấm với ít nước cất lá trầu không, dùng súc miệng. Thì bạn sẽ khử được hôi miệng, phòng ngừa sâu răng và làm sạch răng lợi cũng như ngăn ngừa viêm, nhiệt miệng hiệu quả.
Giúp sát khuẩn vết thương
Nước cất lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, chống viêm và kích thích tái tạo tế bào mới. Dùng nước cất để rửa vết thương bạn sẽ thấy vết thương chóng lành, và tránh được nhiễm trùng hiệu quả.
Làm nước vệ sinh phụ khoa
Là chị em phụ nữ, ai cũng mách tai nhau rằng: “Lá trầu không chữa trị viêm phụ khoa đấy”. Nước cất lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch, se khít âm đạo và giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa”. Bạn có thể dùng nước cất lá trầu không, pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Thay vì sử dụng các hóa chất làm thay đổi môi trường của cô bé.
III. Nước cất trầu không và tinh dầu trầu không phải là một không?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn cần phải hiểu về nước cất là gì?
Nước cất thảo mộc là chất lỏng, không màu, trong suốt. Không thơm lừng như dầu thơm, nước cất mang mùi hương dịu nhẹ. Nếu dầu thơm là sự kết hợp nghệ thuật của các loại tinh dầu thì nước cất chỉ là chắt lọc những phân tử nhỏ mang mùi thơm trong quá trình chưng cất.
Tinh dầu được ví như những viên đá quý của thiên nhiên – là thành phần tinh túy nhất của cây. Nói một cách đơn giản, tinh dầu (essential oil) là chất lỏng đậm đặc có nguồn gốc từ các thành phần có MÙI THƠM và KHÔNG BÉO của thực vật như hoa, rễ, lá cây và các bộ phận khác.
Nước cất là sản phẩm thu được sau chưng cất lỏng hơn, thường nằm phía dưới, còn tinh dầu là phần nhỏ ít nổi phía bên trên. Vậy nước cất lá trầu không và tinh dầu lá trầu không là hoàn toàn không giống nhau. Bạn cần phân biệt để tránh mua phải các sản phẩm không đúng nhu cầu sử dụng nhé!
IV. Cách chưng cất lá trầu không
Để tiến hành chưng cất trầu không, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Nguyên liệu: Lá trầu không, Muối NaCl
- Nồi chưng cất
- Bình ngưng
- Phễu chứa nước cất
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Lựa chọn lá trầu không được lấy trực tiếp tại vườn sẽ là tốt nhất. Nguyên liệu còn tươi được xử lý sơ bộ, loại tạp chất, rửa sạch và xay nhuyễn trước khi tiến hành chưng cất.
Bước 2: Chuẩn bị nồi chưng cất
Trước khi tiến hành chưng cất, bạn bỏ nguyên liệu đã xay nhuyễn với nước, cho nước theo tỷ lệ là 3 :1 (3 nước: 1 nguyên liệu), thêm một ít muối để các chất trong lá trầu không tách ra dễ hơn. Hoặc nếu không có nồi chưng cất, bạn có thể bỏ một chiếc bát vào giữa nồi, sau đó úp ngược nắp lại. Bỏ đá lên trên để hơi ngưng tụ thành nước cất lá trầu không.
Bước 3: Tiến hành chưng cất lá trầu không
Đặt nồi hoặc cắm điện. Theo các chuyên gia, Bạn nên đo nhiệt độ trong nồi rơi vào khoảng nhiệt 100 độ C và đun liên tục trong vòng 4 tiếng để đạt hiệu suất thu được cao nhất.
Bước 4: Thu nước cất
Nước ngưng tụ bạn thu được là nước cất và nếu chưng cất nhiều bạn còn có thể thu được tinh dầu. Nếu chỉ có nước cất, bạn có thể đem đi bảo quản luôn. Còn nếu thu được cả tinh dầu, bạn có thể tách ra để sử dụng. Sản phẩm nên để trong không gian mát và tránh ánh nắng mặt trời.
V. Lưu ý khi sử dụng nước cất lá trầu không
Tuy có nhiều lợi ích và không có chứa thành phần kích ứng, nhưng bạn cần để nước cất lá trầu không tránh xa bàn tay trẻ nhỏ để không gây nguy hiểm. Bài viết trên đã cho chúng ta biết cách chưng cất lá trầu không bằng nồi chuyên dụng. Nếu bạn có nhu cầu mua nồi chưng cất, bạn có thể tham khảo thêm tại:
Nồi Chưng Cất Tinh Dầu
Nồi chưng cất 80l điện thiết kế bình ngưng có bệ đỡ gắn trên thân nồi chắc chắn
9,800,000 đ
8,800,000 đ
Nồi chưng cất tinh dầu 12 lít inox 304 dùng bếp từ, gas, than, củi - PHIÊN BẢN MỚI
1,680,000 đ
1,380,000 đ
Nồi chưng cất tinh dầu 52 lít gas than củi 2 đáy cao cấp mẫu mới nhất 2024
7,500,000 đ
6,800,000 đ
Nồi chưng cất tinh dầu 300 lít sử dụng điện Cao Cấp mẫu mới nhất 2024
32,000,000 đ
28,000,000 đ
Nồi chưng cất tinh dầu 160 lít gas than củi inox 304 Cao Cấp Dày Dặn Chắc Chắn
13,800,000 đ
12,000,000 đ
Tùy vào nhu cầu sử dụng và ngân sách mà bạn hãy chọn cho mình những sản phẩm phù hợp và tốt nhất. LALIFA trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng. Để có thể được chăm sóc và tư vấn rõ hơn về các sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ
Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333
Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731
Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc
Bài viết trên là cách chưng cất lá trầu không. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.