Cách ép dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà cùng LALIFA

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 14 phút đọc

Để tiện cho quá trình sử dụng gấc, nhiều người truyền tai nhau cách ép dầu gấc để tiện sử dụng. Vậy cách ép thế nào, cần lưu ý gì khi ép, hãy cùng LALIFA vào bài viết nhé!

I. Dầu gấc là gì?

Dầu gấc là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ quả gấc. Đây là một loại quả khá quen thuộc với người Việt Nam, nó thường được thu hoạch vào tháng 12 và tháng 1 mỗi năm. Dầu gấc có màu đỏ cam do chứa nhiều carotenoid và thường là không vị. Mùi dầu gấc cũng có mùi thơm nhẹ của gấc dễ chịu không quá nồng.

Trong dầu gấc có chứa có chứa lượng lớn DHA giúp phát triển não và chức năng mắt. Ngoài ra, dầu gấc còn chứa nhiều Vitamin E, Lycogen, Beta Caroten và một số chất béo tốt và có lợi cho sức khỏe.

Dầu gấc
Dầu gấc có màu đỏ cam đẹp mắt

II. Công dụng của dầu gấc

Dầu gấc có rất nhiều công dụng phải kể đến như là:

Làm đẹp cho da

Do trong thành phần có chứa vitamin E, beta-caroten, lycopen và các chất béo giúp dưỡng ẩm, chống lão hóa và làm mờ nám. Sử dụng dầu gấc và massage, bôi lên vết thương hay vết bỏng, bạn cũng sẽ thấy các vết nhanh lành hơn. Ngoài ra nếu sử dụng bôi lên các vết mụn trứng cá hay sạm thì cũng được cải thiện rõ rệt. Làn da cũng trở nên mịn màng hơn.

Bổ sung dinh dưỡng

Dầu gấc có chứa nhiều beta-caroten - là một tiền vitamin A, nên có thể giúp tăng cường thị lực. Mắt cũng được phòng ngừa khô và thoái hóa hoàng điểm. Các chất lycopen cũng có khả năng chống ung thư, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và bảo vệ gen khỏi tổn thương.

Bảo vệ tim mạch

Các dưỡng chất như Omega 6 và Omega 9 có trong dầu gấc cũng giúp hạ cholesterol, bảo vệ tim mạch. Từ đó tăng khả năng và phát triển các hệ thần kinh. Việc có thêm một số thành phần như sắt, kẽm, ... cũng giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Làm màu cho thực phẩm

Dầu gấc luôn là sự lựa chọn cho màu đỏ tự nhiên trong làm món ăn. Với màu đỏ cam đẹp mắt, dầu gấc dùng để nhuộm xôi, làm bánh, chè, sữa chua, kem ,... Việc này không chỉ làm cho món ăn hấp dẫn hơn mà còn tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Đây cũng là một loại thực phẩm tự nhiên và an toàn, không gây hại sức khỏe.

Dầu gấc có tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp
Dầu gấc có tác dụng cho sức khỏe và làm đẹp

III. Cách ép dầu gấc đơn giản tại nhà

Để ép dầu gấc tại nhà, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau:

  • Quả gấc (Tùy vào lượng gấc bạn có, theo tỷ lệ ép thực tế là 30 - 40kg quả gấc sẽ ép ra được 1 lít dầu)
  • Máy ép dầu ăn gia đình
  • 2 bát/ thau hứng và chai lọ

Bước 1: Chuẩn bị gấc và tách hạt lấy cùi

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị quả gấc. Sao đó bạn tách vỏ, hạt, giữ lại phần cùi đỏ của quả gấc. Từ 30 - 40kg gấc bạn có thể lọc được 10kg cùi gấc màu đỏ. Bạn có thể xem bảng quy đổi nguyên liệu ép dầu dưới đây:

Bảng quy đổi nguyên liệu - Lalifa
30 - 40kg gấc tươi sẽ thu được ép được 1 lít dầu gấc

Bước 2: Đem cùi gấc đi phơi

Cùi gấc sau khi đã được tách ở bước 1, bạn đem đi phơi/ sấy khô. Bước này đảm bảo cho quá trình sau khi ép nguyên liệu không dính vào máy và ép kiệt dầu hơn. 10kg cùi gấc khi phơi/ sấy khô lại bạn sẽ thu được 3kg cùi khô.

Red B Grade Dry Tomato Flake at Rs 75/kg in Karad | ID: 22604361397
Gấc đem đi phơi khô

Bước 3: Cách ép dầu gấc bằng máy ép dầu gia đình

Cùi sau khi khô, bạn thu vào và tiến hành ép. Bạn bật gia nhiệt và có thể cài nhiệt độ khoảng từ 120 - 180 độ C để làm nóng trục. Bật trục quay và tiến hành ép dầu. Bạn đổ cùi vào phễu, lấy bát/ tô hứng dầu, bã dầu sẽ ra ở cuối trục. Trong quá trình ép, bạn có thể lấy bã dầu trộn chung với cùi để trục chạy êm hơn và ép kiệt dầu hơn. Dầu gấc lúc này sẽ có màu đỏ thẫm do vẫn còn cặn, khi cặn lắng xuống sẽ trả lại màu đỏ cam cho bạn.

Ép dầu gấc bằng máy ép dầu LALIFA
Ép dầu gấc bằng máy ép dầu LALIFA

Bước 4: Thu dầu gấc và vệ sinh máy

Sau khi đã ép hết cùi gấc bạn đừng tắt máy vội. Bạn hãy đổ một ít bã gấc vào máy và cho trục quay thêm khoảng 5 phút để có thể đưa hết dầu đọng trong máy ra ngoài. Việc này vừa giúp bạn thu được tối đa lượng dầu và cũng giúp máy dễ vệ sinh hơn. Sau đó tắt máy và để nguội. Dầu sau khi thu được, bạn cũng để nguội trước khi đem đi bảo quản.

Thu dầu gấc và vệ sinh máy
Thu dầu gấc và vệ sinh máy

Bước 5: Bảo quản dầu gấc

Dầu gấc sau khi đã nguội bạn có thể lọc qua bằng vải lọc hoặc để lắng cặn. Sau đó có thể rót dầu vào chai để bảo quản. Cần bảo quản dầu tránh ánh nắng mặt trời. Thời gian sử dụng tốt nhất là từ 3 - 6 tháng.

Video hướng dẫn ép làm dầu gấc đơn giản tại nhà!

Hướng dẫn ép dầu gấc bằng máy ép dầu LALIFA

IV. Những lưu ý khi sử dụng dầu gấc ép

Tuy dầu gấc là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, nhưng bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng dầu gấc như sau:

- Không sử dụng quá nhiều dầu gấc trong 1 lần. Vì trong dầu gấc có nhiều vitamin A có thể gây ngộ độc nấy dùng quá nhiều. Chỉ cần 1 thìa cà phê dầu gấc mỗi ngày là có thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết rồi.

- Bảo quản dầu gấc ở nơi khô ráo. Dầu gấc để tủ lạnh sẽ kéo dài tuổi thọ hơn và tránh được tác dụng biến chất của nhiệt độ bên ngoài. Nhưng bạn cũng không thể để quá lâu để tránh dầu bị ôi thiu hoặc mất chất lượng.

- Cần kiểm tra dầu gấc trước khi sử dụng, nếu thấy dầu gấc có mùi hôi hoặc đen nên lập tức bỏ đi và không dùng nữa.

ĐỪNG BỎ LỠ 1 số mẫu Máy ép dầu đang GIẢM SỐC tại LALIFA:

xem tất cả

Lời kết

Trên đây là 2 cách ép dầu gấc đơn giản tại nhà và một số lưu ý khi sử dụng dầu gấc. LALIFA mong rằng bạn đã có thể tự làm dầu gấc để bảo vệ sức khỏe cũng như có những sản phẩm tốt cho sức khỏe. LALIFA sẵn sàng phục vụ quý khách 24/7 và chờ đợi quý khách đến nhận các phần quà ưu đãi. Chúc quý khách luôn có những lựa chọn thông minh và có những sản phẩm chất lượng đúng nhu cầu.

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc  

Bài viết trên là tất tần tật về cách ép dầu gấc đơn giản tại nhà. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Nguyên lý chưng cất tinh dầu ngắn gọn, dễ hiểu và quy trình chưng cất

Nguyên lý chưng cất tinh dầu ngắn gọn, dễ hiểu và quy trình chưng cất

Bài viết tiếp theo

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731