6 thiết bị chuyên nghiệp trong dây chuyền sản xuất dầu lạc
Đầu tư một hệ thống sản xuất dầu lạc hoàn chỉnh và chuyên nghiệp sẽ giúp cho bạn tiết kiệm công sức, nhân công cũng như chi phí. Vậy hệ thống này gồm có những chiếc máy như thế nào, công dụng và giá thành bao nhiêu, hãy cùng LALIFA vào bài viết tìm hiểu nhé!
6 thiết bị quan trọng trong hệ thống sản xuất dầu lạc chuyên nghiệp
Để sản xuất ra được những giọt dầu ăn chất lượng, đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm cũng như đem lại hiệu quả thu hồi dầu tốt nhất thì cần trải qua quy trình 4 bước: Xử lý lạc → Ép lạc → Lọc dầu → Đóng chai. Với mỗi bước xử lý là mỗi thiết bị chuyên dụng cho từng giai đoạn.
#1. Máy bóc vỏ lạc - giai đoạn tiền xử lý
Hạt lạc/ đậu phộng sau khi thu hoạch có vỏ còn bụi bẩn bên ngoài. Chính vì vậy cần loại bỏ vỏ đậu phộng để mẻ dầu được ép sạch hơn. Sử dụng máy bóc vỏ lạc nhờ có sàng bóc và quạt gió mà vỏ lạc có thể tách riêng vỏ và nhân. Công suất bóc vỏ có thể bóc là 1 tạ/ giờ đến 4 tạ/ giờ, bóc vỏ lạc nhanh chóng. Giá máy bóc vỏ hiện tại đang dao động từ 6,5 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
#2. Máy rang lạc - giai đoạn tiền xử lý
Muốn mẻ dầu thơm, vàng và chất lượng thì không thể thiếu máy rang lạc. Máy có thể rang từ 24 - 150kg/ giờ. Lạc rang có thể giảm bớt độ ẩm của lạc mới, kích thích tách dầu bên trong lạc và cho hiệu quả ép dầu đạt được như ý muốn. Dầu ép lạc đã rang qua sẽ kiệt hơn và đạt được dầu hơn. Máy rang lạc công nghiệp có giá dao động từ 12 triệu đến 27 triệu đồng.
#3. Băng tải hạt lạc
Các máy ép dầu thường có phễu khá cao, chính vì vậy việc vác lạc lên cao để đổ vào phễu ép lâu dần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe xương của người sử dụng. Băng tải lạc giúp việc vận chuyển lạc lên cao dễ dàng hơn. Việc của bạn là chỉ cần bấm máy và theo dõi vận hành. Băng tải lạc cũng giúp tiết kiệm nhân công cũng như kiểm soát được lượng dầu vào.
#4. Máy ép dầu - thiết bị quan trọng trong hệ thống sản xuất dầu lạc
Máy ép dầu công nghiệp là thiết bị quan trọng trong công đoạn tạo ra thành phẩm dầu lạc nguyên chất. Hạt lạc sẽ từ phễu đi vào cuốn theo trục, nhờ có ma sát, lực ép trục và gia nhiệt bên trong, dầu trong hạt tách ra. Bã dầu ra ở cuối trục và kiệt dầu (chỉ còn 1 ít dầu sót lại bên trong bánh). Dầu sau khi ép có cuốn theo vụn lạc nên cần đem đi lọc. Bã dầu lạc có thể đưa và máy đánh bã, đập nhỏ để trộn với lạc ép hoặc đóng bao để làm thức ăn chăn nuôi.
#5. Máy phá bã, máy đánh bã lạc
Bã dầu sau khi ép rất to và cần phải bóp nhỏ bã mới có thể trộn với lạc để ép tiếp. Với công suất ép 1 tấn/ ngày thì bóp lạc bằng tay có thể khiến tay trở nên đau rát và phồng rộp. Chính vì vậy cần 1 chiếc máy đánh bã lạc để giúp tiết kiệm thời gian, công sức của người sử dụng hơn. Máy phá bã cũng thiết kế để có thể đưa bã vào bao giúp cho việc vệ sinh khu vực ép dầu trở nên đơn giản hơn.
#6. Máy lọc dầu lạc - công đoạn xử lý cuối cùng.
Dầu sau khi ép còn cuốn theo vụn lạc khiến cho dầu trở nên đen không thẩm mỹ. Việc cần làm là cần phải lọc dầu để dầu lạc trở nên vàng trong và hoàn hảo hơn. Máy lọc dầu lạc có công suất lớn có thể lọc lên tới từ 30 - 50 lít dầu/ giờ dễ dàng đáp ứng nhu cầu ép dầu lạc của bà con trong vùng.
Sau quá trình lọc dầu, dầu có thể được sử dụng để đóng chai và có thể bảo quản trong vòng từ 3 tháng - 6 tháng.
Đầu tư một hệ thống máy ép dầu chuyên nghiệp giúp cho quá trình ép dầu trở nên đơn giản hơn và nhẹ nhàng hơn, đáp ứng được nhu cầu ép dầu lạc ngày càng cao của người dân trong vùng.
Để biết thêm thông tin về công ty và các sản phẩm, quý khách có thể truy cập website: LALIFA.com hoặc liên hệ tư vấn, báo giá qua:
Hotline: 0961.652.731 - 0936.223.030
Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật
Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc
Địa chỉ: Số 12, Ngõ 1, Cầu Dậu, Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Trên đây là bài viết 6 thiết bị chuyên nghiệp trong dây chuyền sản xuất dầu lạc. Hy vọng thông tin trên hữu ích đến bạn, hẹn gặp lại bạn trong các bài viết tiếp theo.