Kinh nghiệm mua máy ép dầu lạc để tránh bị lừa
Máy ép dầu lạc trên thị trường có rất nhiều loại vì vậy khi chọn máy, bạn nên đọc bài viết kinh nghiệm mua máy ép dầu lạc này. Trước khi mua bạn cần tìm hiểu kỹ nhu cầu, thương hiệu, thiết kế, công dụng để tránh mua phải máy ép kém chất lượng, ép không ra dầu.
I. Kinh nghiệm mua máy ép dầu lạc để tránh bị lừa
1. Nên dùng máy ép dầu thực vật có vỏ bằng inox để dễ vệ sinh
Các dòng máy với thiết kế vỏ từ inox sẽ bền, chắc chắn và rất sạch sẽ giúp cho bạn vệ sinh dễ dàng hơn.
Hướng dẫn vệ sinh máy ép dầu GD-007
2. Nên kiểm tra thông số kỹ thuật, công suất mô tơ của máy
Khi mua máy cần chú ý đến các thông số kỹ thuật được in trên máy. Tham khảo trên internet hoặc hỏi thẳng nhân viên kỹ thuật bán hàng.
Ngoài ra cần chú trọng đến chất liệu bánh răng ( nhựa hay thép). Vì hiện nay có một số dòng máy với giá thành thấp được thiết kế bánh răng vận hành bằng chất liệu NHỰA. Điều này gây hạn chế hiệu hoạt động và tuổi thọ của máy.
Mọi người cùng tìm kiếm:
Đánh giá chi tiết về 2 loại máy ép dầu thực vật mini gia đình vỏ INOX & NHỰA
II. Vậy mua máy ép dầu lạc giá bao nhiêu? Mua ở đâu giá tốt?
Do điều kiện sống ngày càng cao nên nhiều gia đình muốn tự làm dầu ăn để dùng như dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu gấc, dầu đậu tương đảm bảo vệ sinh, biết rõ nguồn gốc để bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.
Máy ép dầu lạc có thể đảm bảo dầu ăn cho gia đình, mang cho tặng hoặc cho thuê máy. Mỗi 10 kg hạt lạc có thể thu được từ 4 đến 4,5 lít dầu tùy vào chất lượng lạc.
Ngoài ra còn rất nhiều nguyên liệu khác như vừng, dừa, gấc, hướng dương ... Tất cả các loại dầu nguyên chất này đều chứa những chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe.
1. Mua máy tùy theo nhu cầu sử dụng
Kinh nghiệm đầu tiên khi mua máy ép dầu lạc cần phải xác định nhu cầu dùng làm gì?, dùng cho gia đình hay kinh doanh?.
>>> Tham khảo các dòng máy ép dầu thực vật gia đình tốt nhất hiện nay
Nếu chỉ ép dầu lạc dùng gia đình nên mua loại máy có công suất ép từ 3-6 kg/h là đủ. Bạn có nhu cầu kinh doanh hộ gia đình cho thuê máy nên mua máy ép có công suất từ 8-10kg/h trở lên.
2. Chọn mua các dòng máy có xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành & dịch vụ tốt
Tiếp đến bạn cần quan tâm đến thương hiệu công ty bán máy ép dầu thực vật, có chế độ bảo hành tốt, dịch vụ ưng ý, quan trọng là hỗ trợ bảo hành, thay thế linh phụ kiện ngoài thời gian bảo hành. Bạn được hỗ trợ nhiệt tình cho những thắc mắc trong thời gian sử dụng, được tư vấn kinh nghiệm sản xuất các loại dầu thực vật khác nhau, cách xử lý nguyên liệu... (vân vân và mây mây).
Nếu định mua ở công ty nào đó. Bạn nên gọi điện trực tiếp nhờ tư vấn, các vấn đề chuyên sâu bạn có thể yêu cầu gặp nhân viên kỹ thuật. Qua đó bạn sẽ có thêm kiến thức và an tâm hơn khi mua máy.
3. Thiết kế, chất liệu, chế độ điều chỉnh nhiệt cũng cần lưu ý khi mua.
Nên mua máy làm bằng inox 304 để không gỉ, dễ vệ sinh lau chùi sau khi ép xong. Có điều chỉnh nhiệt để phù hợp ép từng loại hạt khác nhau như Lạc, vừng, đậu nành. Nên chọn máy có kích thước nhỏ gọn dễ di chuyển.
4. Kinh nghiệm mua máy ép dầu lạc dùng điện 1 pha hay 3 pha
Với nhu cầu ép dầu lạc, vừng, mè, dừa và óc chó dùng trong gia đình hay kinh doanh nhỏ bạn nên chọn máy 1 pha. Máy 1 pha dễ dàng sử dụng không phải đăng ký điện 3 pha với bên điện lực. Máy 1 pha điện sử dụng trong 1 giờ với máy 12 đến 20kg/h tốn 2 số điện.
Với các dòng máy ép dầu công nghiệp trên 40kg/h cần dùng điện 3 pha bạn phải đăng ký điện với cơ quan quản lý điện để có thể dùng theo dạng điện sản xuất.
5. Nên mua máy có vỏ bằng inox
Máy ép dầu mini, hộ gia đình, công nghiệp có vỏ bằng nhựa, gang, inox tùy vào công suất ép. Nên dùng vỏ bằng inox để dễ vệ sinh sau khi ép và không bị gỉ sau thời gian sử dụng. Vỏ bằng nhựa sẽ bị lão hóa do máy ép dầu thường gia nhiệt ở trục để ép.
6. Với dòng máy công suất lớn dùng cho kinh doanh
Chọn máy ép dầu thực vật có vô lăng điều chỉnh trục ép, công tắc đảo trục ép. Máy ép dầu công nghiệp nào cũng có vô lăng điều chỉnh trục ép để chỉnh bã nguyên liệu ra dày mỏng tùy nguyên liệu đầu vào như lạc, vừng, đậu tương và công tắc đảo trục ép để làm sạch khi trục ép bị dính bã.
Khi chọn máy ép cho hộ gia đình kinh doanh cũng nên có hai chức năng này để chỉnh tùy nguyên liệu vào và làm sạch máy khi bị kẹt không phải tháo hết trục ép ra vệ sinh.
Nên chọn máy ép dầu có gia nhiệt
Chọn máy có gia nhiệt bạn có thể ép được nguyên liệu ngay cả trong ngày giá rét.
III. Những lưu ý khi sử dụng máy ép dầu lạc
– Đặt máy cân bằng, xa nguồn nước, xa tầm tay trẻ em, tránh xa nơi nhiệt độ, độ ẩm cao.
– Sau khi ép dầu xong nên dùng khăn hoặc giấy vệ sinh sạch không dùng nước rửa trực tiếp vào máy.
– Trước khi ép bật công tắc nhiệt 10 đến 15 phút (tùy máy và thời tiết), trong khi ép không tắt công tắc nhiệt.
– Không dùng tay hay vật cứng để đảo nguyên liệu quá sâu ở cửa vào.
– Máy ép xong để máy chạy khoảng 2 đến 3 phút cho bã thừa còn trong máy được đẩy ra hết.
Máy ép dầu GD-08 Ép dầu Dừa + dầu Lạc
– Trong khi ép nếu mất điện, tắt nguồn, rút phích cắm, xử lý phần nguyên liệu trong phễu. Khi có điện bật nguồn bình thường để máy ép nốt phần còn lại trong khoang rồi mới đổ thêm nguyên liệu khoang.
– Nếu bị kẹt ấn ngược công tắc để trục xoắn quay ngược, nguyên liệu trong khoang sẽ đẩy trở lại cửa. Sau đó tắt máy, dùng kẹp gắp nguyên liệu ra, bật lại máy vận hành bình thường.
– Trong quá trình bình thường buộc phải chạy hết nguyên liệu trong máy rồi mới tắt
– Tuyệt đối không được chạm tay vào bộ phận gia nhiệt (ốp nhiệt) hoặc trục ép khi máy đang vận hành.
Dưới đây là một số đánh giá cơ bản của chúng tôi. Chúc các bạn có được sự lựa chọn sáng suất nhất khi tiến hành sắm một chiếc máy ép dầu lạc cho gia đình mình!
Tham khảo thêm một số video ép dầu Gấc, lạc, vừng, dừa để có thêm kinh nghiệm nào
LALIFA với tiêu chí đặt uy tín lên hàng đầu luôn cam kết tới khách hàng đưa ra các dòng sản phẩm chính hãng, chất lượng đạt tiêu chuẩn và giá cả hợp lý nhất đến tận tay khách hàng. Mong rằng với kinh nghiệm mua máy ép dầu lạc LALIFA chia sẻ, bạn sẽ chọn được máy ép dầu chính hãng và tốt nhất.