Sự khác biệt giữa dầu ép nóng và dầu ép lạnh là gì?

Lalifa Tác giả Lalifa 05/02/2025 13 phút đọc

Cùng là dầu nguyên chất, tuy nhiên người ta luôn có cái so sánh giữa hai loại dầu ép nóng và dầu ép lạnh. Vậy sự khác biệt là gì? Liệu bạn đã hiểu đúng về 2 loại dầu này chưa! Hãy cùng vào bài viết để tìm hiểu nhé!

I. Dầu nguyên chất, dầu ép lạnh là gì?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về dầu ép nóng và dầu ép lạnh. Theo văn bản Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7597:2013 (CODEX STAN 210-1999, Amd. 2013) về Dầu thực vật, dầu nguyên chất và dầu ép nguội (hay thường gọi là dầu ép lạnh) được định nghĩa như sau:

Dầu nguyên chất (virgin oils): dầu thu được bằng các quá trình cơ học không làm thay đổi bản chất của dầu, ví dụ: bằng cách ép hoặc nén và chỉ sử dụng nhiệt và chỉ được tinh sạch bằng cách rửa với nước, lắng, lọc và ly tâm.

Dầu ép nguội (cold pressed oils): dầu thu được chỉ bằng các quá trình cơ học mà không làm thay đổi bản chất của dầu, ví dụ: bằng cách ép hoặc nén và không sử dụng nhiệt và chỉ được tinh sạch bằng cách rửa với nước, lắng, lọc và ly tâm.

Như vậy dầu ép nóng là ép nhiệt, phải cài đặt nhiệt mới tách được dầu và thu dược tối đa lượng dầu có trong hạt. Còn dầu ép lạnh sử dụng phương pháp không ép nhiệt, không sử dụng nhiệt để ép dầu. 

Máy ép dầu lạnh, máy ép dầu nhiệt có gì khác nhau, nên mua loại nào?
Dầu lạc ép nhiệt thơm và không bị ngái như dầu ép lạnh, dùng nấu ăn thơm hơn

Tuy nhiên để ép được dầu ép lạnh không phải dễ dàng. Trên thị trường hiện nay chia ra làm hai trường hợp ép lạnh như sau:

-Trường hợp 1: Hạt cho trực tiếp và máy, không cần bật nhiệt ép thì gọi là ép lạnh. Có những dòng máy cho hạt vào ép luôn, không cần bật nhiệt thì gọi là ép lạnh. Tuy nhiên, phương pháp này khi ép vẫn phát sinh ma sát giữa trục ép, ống trục và nguyên liệu tạo ra nhiệt nhưng ở nhiệt độ thấp hơn so với ép có sử dụng nhiệt. Với phương pháp này, khi ép sẽ không kiệt dầu, không thu được tối đa lượng dầu có trong hạt, dầu không chín, ăn không thơm ngon như ép có sử dụng nhiệt.

Ép dầu nhanh chóng bằng máy ép dầu LALIFA
Ép dầu nhanh chóng bằng máy ép dầu LALIFA

-Trường hợp 2: Phương pháp ép thủy lực mà mọi người vẫn hay rỉ tai nhau là ép lạnh. Thực tế có phải hay không? 

Với phương pháp ép thuỷ lực truyền thống, bạn sẽ phải xay nguyên liệu, hấp lên, gói lại rồi cho vào ép được, như vậy thì không phải là ép lạnh. Hoặc nếu không hấp, nguyên liệu phải được đem đi rửa, làm ẩm, tăng độ ẩm trong hạt lên rồi sau đó mới đi ép để đạt dầu. Phương pháp này chỉ thu được từ 30-35% lượng dầu có trong nguyên liệu, chưa kể dầu bên trong lẫn nước, dễ hôi và không bảo quản được lâu. Lại tốn quá nhiều nhân công, chi phí, sức lực và tốn thời gian.

Ép thủy lực cũng không phải là ép lạnh
Ép dầu lạc bằng phương pháp ép thủy lực cần hấp lạc lên mới ép ra dầu

Một lưu ý cho khách hàng: 

Lưu ý 1: Với đất nước Trung Quốc, Đất nước số 1 thế giới cung cấp, xuất khẩu máy ép dầu cho toàn thế giới. Thì định nghĩa ép nóng và ép lạnh của họ hoàn toàn khác với những gì mà ta đang nghĩ. Với đất nước họ, ép nóng là rang qua và ép luôn ngay khi còn nóng. Ép lạnh là không rang cho vào ép luôn.

Lưu ý 2: Một số thông tin trên mạng đưa ra bảo rằng ép lạnh bằng máy thuỷ lực (Phương pháp ép cơ học) không cần hấp cũng ép được là không chính xác. Nó chỉ đúng với 1 số nguyên liệu như mè còn các hạt như lạc, đậu tương thì chắc chắn phải hấp hoặc rửa để tăng độ ẩm hạt thì ép mới ra dầu.

Lưu ý 3: Hoặc như đất nước Ấn Độ, họ không dùng nhiệt họ dùng lực quay cối với hạt thì hạt vẫn có sự ma sát giữa nguyên liệu và trục ép trong thời gian dài phát sinh nhiệt mới ra dầu.

Vậy nếu khách hàng muốn ép lạnh với máy ép dầu có sử dụng nhiệt thì chúng ta cần làm thế nào?

Trường hợp 1: Với máy ép dầu mini gia đình

  • Ép ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ mà nhà máy đưa ra, chẳng hạn lạc ép ở 150 độ (Thay vì 220-240 độ), mè ép ở 50 độ (Thay vì 200-220 độ), còn 1 số nguyên liệu khác khách hàng có thể thử trước khi ép. Nếu để thấp ép ra toàn bột, không ra dầu thì chúng ta cần tăng nhiệt độ lên. 
  • Khi ép cài nhiệt độ cao nhưng đó là nhiệt độ của ốp nhiệt làm nóng, còn khi truyền vào trục nhiệt độ rất thấp, ép lại chỉ có vài giây trong trục hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng dầu. 
Cài đặt nhiệt độ tháp để ép dầu lạnh
Cài đặt nhiệt độ tháp để ép dầu lạnh

Trường hợp 2: Với máy ép dầu kinh doanh công nghiệp

  • Với những máy này ép thường cài 80-100 độ, hoặc những mẫu kinh doanh nhỏ cài khoảng 120-150 độ. Đây là nhiệt độ của ốp nhiệt làm nóng, còn khi truyền vào trục nhiệt độ rất thấp, ép lại chỉ có vài giây trong trục hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng dầu ăn.
Hoàn thiện lắp đặt máy ép dầu GUANGXIN 140WK cho khách ở Bình Định (21/03/2024)
Máy ép dầu công nghiệp Guangxin

Ưu điểm của máy ép dầu trục vít, máy ép nhiệt hiện nay là gì?

Mục đích của phương pháp ép gia nhiệt là thu được tối đa lượng dầu nguyên chất có trong hạt, tiết kiệm nguyên liệu, thời gian cũng như công sức ép dầu. Với nhu cầu sử dụng dầu ăn nguyên chất như hiện nay để bảo vệ sức khỏe, máy ép dầu trục vít là lựa chọn cực kỳ phù hợp để:

  • Thu tối đa lượng dầu có trong hạt mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng.
  • Ép nhanh, kiệt dầu, tiết kiệm thời gian công sức. 
  • Bã thu được chín ngon có thể tận dụng cho chăn nuôi, trồng trọt rất phù hợp.

Lời kết

Tóm lại, với người Việt Nam ta mọi người có thể hiểu đơn giản ép lạnh là không sử dụng nhiệt, ép nóng là có sử dụng nhiệt. Nhưng thực tế ưu nhược điểm thế nào, ở trên LALIFA đã chia sẻ. Để tìm hiểu thêm về các máy ép dầu trục vít hiện đại nhất, hãy liên hệ LALIFA để được tư vấn:

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc

Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 và đưa đến bạn những sản phẩm chất lượng nhất.

Bài viết trên là tất tần tật về sự khác biệt giữa dầu ép nóng và dầu ép lạnh. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

5.0
777 Đánh giá
Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước 3 cách tận dụng bã lạc ép dầu tránh lãng phí chắc chắn bạn sẽ cần

3 cách tận dụng bã lạc ép dầu tránh lãng phí chắc chắn bạn sẽ cần

Bài viết tiếp theo

Cách chưng cất nước mùi già bằng nồi chưng cất 12L LALIFA

Cách chưng cất nước mùi già bằng nồi chưng cất 12L LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731