5 điều quan trọng cần biết về dầu thực vật để bảo vệ sức khỏe gia đình
Dầu thực vật từ lâu đã được biết đến là loại dầu rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, để hiểu chính xác về loại dầu này thì vẫn còn nhiều khá mơ hồ, chưa rõ. Chính vì thế, hãy dành chút thời gian để hiểu thêm về loại dầu ăn mà gia đình mình đang sử dụng mỗi ngày ngay sau đây nhé!
Khái niệm dầu thực vật là gì?
Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất từ các loại hạt, ngũ cốc, trái cây có nguồn gốc thiên nhiên, chứa chất béo và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi được chiết xuất thành phẩm chúng có thể có màu trắng trong, màu vàng óng và ở dạng lỏng trong điều kiện bình thường.
Những loại dầu thực vật được dùng phổ biến hiện nay như dầu lạc, vừng mè, đậu nành, hướng dương, hạt cải… Tất cả các loại dầu này đều giúp bữa cơm gia đình thơm phần thơm ngon, hấp dẫn hơn mà không cần đến mỡ động vật.
Thành phần chính có trong dầu thực vật
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần chính có trong các loại dầu thực vật hiện nay là axit béo không no, vitamin E, A cùng nhiều dưỡng chất khác. Các thành phần nhỏ khác là tocopherols, phytosterol ester, omega 3,6,9, vitamin K giúp hỗ trợ, ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch, cao huyết áp…
Nhờ những hợp chất này mà dầu thực vật ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Thậm chí nhiều gia đình không ngần ngại đầu tư ngay một chiếc máy ép dầu mini để tự tay làm dầu ăn sạch tại nhà.
Dầu thực vật có tốt như quảng cáo không?
Nếu hỏi “dầu thực vật có tốt như quảng cáo không?” thì câu trả lời là có. Khi bạn mua được loại dầu nguyên chất, không có hóa chất pha tạp vào sẽ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mỗi loại dầu thực vật sẽ thiên về một tác dụng hỗ trợ, thành phần dinh dưỡng chính khác nhau. Cho nên, để đảm bảo có phù hợp với tình hình sức khỏe của mình hay không phải xem xét cẩn thận.
Những lời quảng cáo quá cao siêu như dầu thực vật chữa khỏi bệnh hay ăn vào có thể miễn dịch tốt, không bị bệnh tật không nên tin. Bởi dầu ăn dù tốt đến đâu, ăn đúng liều lượng cũng chỉ cung cấp, bổ sung các chất cho cơ thể phát triển, hạn chế tình trạng bệnh chứ không phải là thuốc chữa bệnh.
Do đó cần phải xem xét tính đúng sai của cả những lời quảng cáo để mua dầu thực vật được an tâm - hiệu quả nhất.
Dầu thực vật được sản xuất như thế nào?
Dầu thực vật được sản xuất theo quy mô lớn sẽ có những dây chuyền hiện đại và có cả một vài chất phụ gia được phép sử dụng cho dầu ăn. Tất cả quá trình đều khép kín và vệ sinh an toàn.
Còn để làm dầu thực vật tại nhà cũng không quá khó, chỉ cần có máy ép dầu là làm được đủ các loại dầu ăn khác nhau. Hoặc mang nguyên liệu đến các cơ sở ép dầu thuê để ép lấy dầu ăn cũng là một cách.
Ở những khu vực trồng nhiều lạc, vừng, đậu nành như Quảng Bình, Đak Lak, Nghệ An, Vĩnh Phúc… nhiều hộ gia đình đã đầu tư mua máy ép dầu công nghiệp , máy lọc dầu để phục vụ nhu cầu của thị trường về dầu thực vật cũng như bà con xung quanh khi muốn ép dầu thuê.
Suy ra, dầu thực vật được sản xuất theo nhiều mô hình, cách thức khác nhau. Từ nhà máy hiện đại, cao cấp cho đến những hộ kinh doanh vừa và nhỏ đều có thể bắt tay vào làm dầu ăn.
Một vài loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe
Bà con khi mua dầu thực vật có thể tham khảo một vài loại được đánh giá là tốt cho sức khỏe như sau:
Dầu lạc (dầu đậu phộng)
Loại dầu vừa rẻ tiền lại vừa có nhiều hợp chất tốt như vitamin E, chất béo không bão hòa đơn, omega 6, chất chống oxy hóa… Thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ sử dụng.
Dầu mè
Một muỗng dầu mè có chứa tới 14g chất béo, 5,576mg omega 6, 40,5mg omega 3 và 119 calo. Đảm bảo cung cấp các dưỡng chất cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Dầu đậu nành
Dầu chứa nhiều vitamin K, tăng cường sức mạnh và bảo vệ xương chắc khỏe, giảm cholesterol hiệu quả…
Dầu bơ
Nguồn cung cấp axit oleic, một loại axit béo giảm huyết áp, thúc đẩy các chức năng dây thần kinh não hoạt động, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.
Dầu oliu
Các axit béo không bão hòa trong dầu oliu có thể giảm nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh tim mạch, ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính.
Ngoài ra, vẫn còn khá nhiều loại dầu thực vật khác mà bà con có thể tham khảo như dầu hạt cải, dầu gạo, dầu hướng dương..
Tham khảo thêm : Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy làm dầu ăn gia đình