Máy ép dầu kinh doanh LALIFA-KD04 2 bầu lọc công suất ép 20-25kg/giờ
52,000,000 đ
48,000,000 đ
Hotline: 0931.830.333; 0961.652.731 hoặc Contact.Lalifa@gmail.Com
Cách ép dầu cọ như thế nào? Dầu cọ là một loại dầu vàng của xứ Indonesia và Malaysia. Loại dầu này được chiết xuất từ quả cọ, loại quả có giá trị kinh tế khá cao. Vậy có phải quả cọ nào cũng sẽ ép được dầu cọ không? Cách ép như thế nào? Hãy cùng LALIFA vào bài viết để tìm hiểu nhé!
Dầu cọ là loại dầu được chiết xuất từ phần cùi (thịt) của quả cọ. Cần phải phân biệt dầu cọ (dầu từ phần vỏ/ cùi) và dầu hạt cọ (dầu từ phần hạt). Dầu cọ có màu vàng đến cam tự nhiên đẹp mắt. Đây cũng là món quà của tạo hóa giúp cho người Malaysia và Indonesia trở nên giàu có.
Các thành phần của dầu cọ:
Với bảng thành phần có chứa chất béo không bão hòa và vitamin E, dầu cọ tự nhiên có màu đỏ cam rất quyến rũ. Bên cạnh đó còn chứa có thành phần có khả năng chống oxy hóa và một số thành phần khác có trong dầu. Chính nhờ các thành phần đó mà bên dầu cọ có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe:
Dầu cọ chứa nhiều chất béo, nên giúp cho cơ thể cung cấp được nhiều nguồn năng lượng hơn. Chất béo có trong dầu cọ cũng giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu, như A, D, E và K. Từ đó giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và có nhiều sức khỏe hơn.
Thành phần của dầu cọ có chứa thành phần beta-carotene, một chất tiền vitamin A. Do đó, chất này sẽ giúp cho mắt bạn duy trì khả năng nhìn trong bóng tối và cải thiện tầm nhìn tốt hơn. Đi kèm là vitamin E giúp chống oxy hóa và bảo vệ mắt khỏi tia UV từ ánh sáng mặt trời.
Sử dụng dầu cọ mỗi ngày giúp cho bảo vệ chất béo không bão hòa đa trong não. Nhờ đó mà giúp bạn cải thiện trí nhớ, giảm nguy cơ đột quỵ. Dầu cọ cũng giúp bạn tránh được tổn thương não.
Dầu cọ chứa nhiều axit béo không bão hòa như là axit oleic và axit linoleic. Hai axit này giúp cơ thể hạ cholesterol xấu và tăng các chất cholesterol tốt trong máu. Bảng thành phần cũng chứa một loạt chất chống oxy hóa để bảo vệ mạch máu khỏi sự xâm nhập của tế bào viêm.
Dầu cọ cũng như bao loại dầu khác, đều giúp ích cho việc làm đẹp da và tóc. Bạn chỉ cần thoa một lớp dầu mỏng lên mặt là có thể giúp dưỡng ẩm cho làn da. Ngoài ra khi mát xa đầu, bạn cũng có thể trích một ít dầu và xoa lên tóc. Điều này giúp tóc trở nên chắc khỏe, giảm khô gãy và xơ rụng.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có rất nhiều giống cọ khác nhau. Ví dụ thường thấy ở nước ta có các giống cọ phổ biến như: cọ gai, cọ trơn, cọ dầu, cọ Mỹ, và cọ Bạc. Để lấy được dầu, người ta sẽ thu hoạch quả từ cây cọ dầu để đảm bảo chất lượng dầu ưng ý.
Ở Việt Nam, bạn sẽ thấy có hai loại quả cọ dầu và quả cọ gai, quả cọ gai sẽ thấy nhiều hơn. Quả cọ dầu có hình trứng, màu đỏ cam, khi chín có màu đỏ tươi trong đẹp mắt. Người ta tận dụng lớp vỏ ngoài có chứa nhiều dầu để có thể chiết xuất dầu cọ. Còn quả cọ gai (hay gọi tắt là quả cọ) bạn sẽ thường thấy hơn, là quả hạch hình trứng trái xoan, khi chín sẽ có màu tím.
Quả cọ nói chung tuy đều có phần cùi rất béo, chính vì thế mới được ép làm dầu. Nhưng hầu hết, mọi người đều chọn ép dầu từ quả cọ dầu. Có thể do cọ gai không mọc thành chùm và không nhiều quả như cọ dầu nên bà con mới chỉ thử nghiệm ép. Giá thành cọ gai cũng đắt nên người ta chỉ sử dụng để ăn là chính.
Để ép được dầu cọ thủ công tại nhà, bạn cần làm 5 bước cơ bản. Dưới đây là cách ép dầu cọ từ quả cọ dầu (quả màu đỏ), mời bạn cùng theo dõi:
Khi cọ dầu chín và có màu đỏ, bạn cần thu hoạch quả vào. Theo tỷ lệ hàm lượng dầu của cọ thì cứ 1kg quả cọ dầu sẽ ép được khoảng 250g dầu cọ. Cọ nhiều dầu hay không còn phụ thuộc vào điều kiện sống nơi trồng cọ (đất màu mỡ, v.v…)
Quả cọ sau khi được thu hoạch cần loại bỏ các nhánh cây và cần được làm sạch qua với nước. Sau đó, bạn đem cọ đi hấp để dễ tách vỏ ngoài và hạt. Thông thường, dầu từ vỏ ngoài quả cọ (CPO) sẽ được đem đi làm bơ, dầu ăn. Còn dầu từ nhân cọ (CPKO) sẽ được đem đi làm mỹ phẩm hoặc thuốc.
Sau khi đã tách vỏ và hạt cọ, bạn tiến hành đem đi ép dầu.
Tại các nhà máy ép dầu cọ, thường họ sẽ cho cả quả cọ vào máy ép dầu cọ chuyên dụng. Sau khi ép sẽ thu được dầu cọ thô (CPO) và hỗn hợp sợi trung bì và hạt bỏ lại. Sợi trung bì sẽ sử dụng là nhiên liệu như chất đốt còn hạt sẽ tiếp tục được tách để lấy nhân trắng bên trong. Dầu cọ nhân (CPKO) qua tinh chế sẽ được sử dụng để làm các sản phẩm như mỹ phẩm, thuốc.
Không như những loại dầu khác, do bạn đã hấp dầu cọ nên trong dầu vẫn còn nhiều nước. Chính vì vậy bạn cần tinh chế lại dầu bằng cách đun lại dầu rồi lọc qua vải để loại bỏ tạp chất. Sau đó mới có thể đóng chai và bảo quản dầu.
Sau khi ép, bạn bảo quản dầu cọ trong lọ/ chai rồi để sử dụng dần. Nhớ bảo quản dầu tránh các ánh nắng mặt trời và những nơi ẩm thấp.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng một số nghiên cứu vẫn cho rằng dầu cọ vẫn gây ảnh hưởng cho hệ tim mạch.
Theo các phân tích ở trên, dầu cọ có chứa đến 50% các chất béo bão hòa. Các chất này là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề về tim mạch, tăng cholesterol trong máu. Đây cũng là các chất gây ra tình trạng thừa cân, béo phì.
Vì vậy người tiêu dùng nên hạn chế tiêu thụ dầu cọ để phòng ngừa nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Gợi ý là bạn có thể sử dụng dầu cọ với các loại chất béo không bão hòa khác để bảo vệ sức khỏe.
ĐỪNG BỎ LỠ 1 số mẫu Máy ép dầu cọ đang giảm giá tại LALIFA:
52,000,000 đ
48,000,000 đ
888,888,888 đ
Báo giá
26,000,000 đ
25,000,000 đ
30,000,000 đ
28,000,000 đ
Dầu cọ là một trong những sản phẩm có giá trị kinh tế cao và nhiều người muốn ép dầu cọ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Để ép được dầu cọ bạn cũng cần máy ép chuyên dụng hơn hoặc làm các công đoạn kỳ công hơn. Để tham khảo thêm về các loại máy ép dầu cọ, bạn vui lòng liên hệ:
Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333
Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731
Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc
Bài viết trên là tất tần tật về cách ép dầu cọ. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.