Ưu nhược điểm của máy ép dầu thủy lực

Lalifa Tác giả Lalifa 08/01/2024 19 phút đọc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy ép dầu như máy ép dầu trục vít, ly tâm, v.v. Tuy nhiên, máy ép dầu thủy lực - loại máy có nguồn gốc từ xa xưa đến hiện nay vẫn được nhiều người ưa chuộng. Vậy ưu nhược điểm của máy ép dầu này là gì? Liệu ép dầu bằng phương pháp thủy lực có còn phù hợp nữa hay không? Hãy cùng LALIFA vào bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

I. Máy ép dầu thủy lực là gì?  

Máy ép thủy lực là một thiết bị sử dụng xilanh thủy lực để tạo ra lực ép từ hàng chục đến hàng trăm tấn. Người ta ứng dụng máy ép thủy lực để ép dầu. Lực được tác động lên hạt, từ đó dầu được ép ra khỏi hạt và ta thu được dầu ăn thô. Dầu được ép bằng phương pháp này cho ra dầu chất lượng cao, giữ được màu sắc, mùi vị và độ sánh của dầu.

Ép dầu bằng phương pháp thủy lực
Ép dầu bằng phương pháp thủy lực

II. Cấu tạo máy ép dầu thủy lực

Máy ép dầu thủy lực bao gồm các bộ phận sau: 

Bộ nguồn thủy lực: Đây là bộ phận quan trọng nhất. Bộ phận này có nhiệm vụ chuyển hóa cung cấp dầu vào hệ thống thủy lực để hoạt động. Tức là sau khi bạn cắm điện, lực từ điện năng sẽ chuyển thành lực thủy năng. Thủy năng sẽ tạo ra áp lực lớn và tạo nên áp lực tại xilanh.

Tủ điện: Bộ phận điều khiển hoạt động của máy. Bên trong sẽ bao gồm công tắc, bảng điều khiển, bộ đếm thời gian, đo áp suất, v.v. Nhìn vào đó bạn có thể điều khiển và dễ dàng vận hành lực nén của máy.

Xi lanh thủy lực: Xi lanh thủy lực là bộ phận trực tiếp thực hiện quá trình ép dầu. Xi lanh bao gồm 1 cần piston để đẩy dầu và khuôn ép để giữ nguyên liệu trong quá trình ép.

Ống dầu thủy lực: Để tạo ép lực lên xi lanh, cần một ống dẫn dầu thủy lực. Ống dầu sẽ truyền lực từ nguồn thủy lực đến xi lanh thủy lực và ngược lại. Cấu tạo ống dầu thủy lực bao gồm: Ống, van, khớp nối, v.v.

Hệ thống van và các thiết bị phụ kiện:

Bộ phận này giúp điều chỉnh áp suất, lưu lượng, hướng của dầu thủy lực trong hệ thống. Trong cấu tạo bao gồm có các loại van như van an toàn, van phân phối, v.v. Và cũng chứa các thiết bị phụ kiện khác như lọc dầu, bình chứa dầu, bộ tăng áp, …

hydraulic-oil-press-machine-structure
Cấu tạo máy ép dầu thủy lực

III. Cách ép dầu bằng máy ép dầu thủy lực

Để ép dầu bằng máy ép dầu thủy lực, bạn cần chuẩn bị theo thứ tự 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu. Nguyên liệu có thể là hạt tươi, hoặc hạt đã rang (tùy theo bạn muốn tạo ra dầu ép lạnh hay ép nóng). Sau đó mang hạt đi xay nhỏ (để dầu tách hạt tốt nhất có thể).

Bước 2: Bỏ nguyên liệu vào tấm vải và bọc chắc chắn. Nguyên liệu sau khi được xay nhỏ cần được cố định thành một khối để ép dầu dễ hơn. Bà con lành nghề thường sẽ bọc chắc chắc chắn lại thành một hình tròn. Để khi bỏ vào máy ép sẽ dễ ép hơn và kiệt dầu hơn.

Bước 3: Bật bơm thủy lực để đẩy xilanh, tạo áp suất cao để ép dầu ra ngoài. Dầu được dẫn qua ống dẫn và chảy vào bình chứa dầu. Bã vẫn được giữ lại trong bọc bạn thu được dầu ép thô.

Bước 4: Bảo quản. Dầu sau khi được ép cần bảo quản trong chai/lọ sạch sẽ. Dầu ăn nguyên chất sẽ được sử dụng trong vòng từ 3 - 6 tháng. Bạn cũng có thể lọc lại 1 lần để loại bỏ các tạp chất thu được từ dầu.

Công nghệ ép dầu bằng ép thủy lực của Đài Loan

IV. Ưu nhược điểm của máy ép dầu thủy lực

Máy ép dầu thủy lực thường được người kinh doanh sử dụng để ép dầu và đảm bảo giữ được độ nguyên chất của dầu ăn. Người ta thường ứng dụng máy ép dầu thủy lực để tạo ra những loại dầu ép lạnh cao cấp. Tuy có nhiều công dụng, tính năng nhưng nó vẫn có những ưu nhược điểm của máy ép dầu thủy lực:

Ưu điểm:

- Có khả năng ép kiệt dầu với lực ép lớn. Máy ép thủy lực có thể tạo ra lực ép từ hàng chục đến hàng nghìn tấn, nên hiệu suất ép là quá rõ ràng. Điều này cũng đảm bảo dầu được ép ra có chất lượng tốt và an toàn.

- Máy ép thủy lực có thể ép được nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Ví dụ như: hạt lạc, hạt cải, hạt lanh, hạt mè, … cho đến các loại rau củ. Chưa kể dầu ô liu ép lạnh nổi tiếng cũng sử dụng phương pháp ép thủy lực.

- Cấu tạo đơn giản, dễ vận hành.

- Tuổi thọ cao, ít hao mòn và tiết kiệm năng lượng.

Nhược điểm của máy ép dầu thủy lực:

- Để lắp ráp máy ép thủy lực, cần có độ chính xác cao. Vì vậy cần những chuyên viên kỹ thuật có tay nghề và lắp ráp tốt.

- Không thích hợp làm việc trong môi trường có nhiệt độ thay đổi. Do dầu thủy lực có thể bị biến đổi tính chất hoặc bị ô nhiễm.

- Không thích hợp cho việc hoạt động trong thời gian dài. Do dầu thủy lực có thể bị mất áp suất khi di chuyển qua các ống dẫn.

- Máy ép dầu thủy lực khó bảo trì, đầu tư cao và chiếm nhiều diện tích hơn so với những loại máy khác.

V. Những lưu ý khi sử dụng máy ép dầu thủy lực

Khi sử dụng máy ép dầu thủy lực, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ quy tắc an toàn. Không vận hành máy khi chưa hiểu rõ cách thức hoạt động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn.
  • Kiểm tra máy trước khi sử dụng và chọn vật liệu phù hợp. Kiểm tra các bộ phận của máy như bộ nguồn thủy lực, tủ điện, xi lanh thủy lực, ống dầu thủy lực, hệ thống van và các thiết bị phụ kiện, xem có bị hỏng hóc, rò rỉ, kẹt, bẩn hay không. Chọn vật liệu có độ ẩm, độ sạch, độ khô và độ dẻo phù hợp với yêu cầu của máy.
  • Giám sát quá trình ép và thực hiện bảo dưỡng định kỳ. Theo dõi nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, hướng của dầu thủy lực trong hệ thống, điều chỉnh khi cần thiết. Thay dầu thủy lực theo định kỳ hoặc khi dầu bị biến đổi tính chất, ô nhiễm hoặc hết hạn sử dụng. Làm sạch máy và các bộ phận sau khi sử dụng, bôi trơn các chi tiết chuyển động, thay thế các phụ tùng hỏng nếu có.
  • Sử dụng máy ép dầu thủy lực một cách đúng quy trình để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Không ép quá lực, quá nhiệt hoặc quá thời gian, tránh gây hư hỏng máy hoặc làm giảm chất lượng dầu. Không ép các vật liệu không phù hợp, có chứa các chất gây ăn mòn, cháy nổ hoặc độc hại. 

VI. Máy ép dầu thủy lực liệu có còn phù hợp hay không?

Vẫn là tùy theo nhu cầu, sở thích của mỗi người mà sẽ có lựa chọn riêng cho mình. Dùng máy ép thủy lực sẽ có những quy trình làm cầu kỳ, phức tạp hơn. Chưa kể đến quá trình làm nếu lạc bị nhiễm nước sẽ cho ra chất lượng dầu không tốt. Chính vì lẽ đấy mà hầu như mọi người chuyển sang dùng máy ép dầu trục vít để thay thế.

Xem thêm: Ưu nhược điểm của máy ép dầu lạc cả vỏ là gì?  

Vậy loại máy ép dầu nào sẽ thay thế được thị trường? Với công nghệ hiện đại, nhanh hơn, kiệt hơn, chất lượng hơn thì các dòng máy công nghiệp sẽ dần thay thế. Bởi các dòng máy này chỉ cần cho sản phẩm tươi vào ép, là thu được chất lượng dầu đảm bảo. Sản phẩm dầu sản xuất ra cũng vừa đẹp, vừa chất lượng, bảo quản đến cả năm mà không lo hỏng.

Dưới đây máy ép dầu lạc công nghiệp 40 - 80kg/h :

Máy ép dầu lạc công nghiệp loại nhỏ 40 - 80kg/h

 

Thành quả dầu sau khi đã ép xong

Kết luận

Tùy vào nhu cầu sử dụng hay sở thích cũng như khả năng ngân sách mà quý khách hãy chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với mình. LALIFA trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Để có thể được chăm sóc và tư vấn rõ hơn về các sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333  

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật  

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc  

Địa chỉ: Cầu Dậu, Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

Bài viết trên là tất tần tật về ưu nhược điểm của máy ép dầu thủy lực. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã chọn đọc, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Máy ép dầu lạnh và tất tần tật những điều bạn nên biết

Máy ép dầu lạnh và tất tần tật những điều bạn nên biết

Bài viết tiếp theo

4 bước ép dầu bằng máy ép dầu LALIFA08 NCM đơn giản tại nhà

4 bước ép dầu bằng máy ép dầu LALIFA08 NCM đơn giản tại nhà
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731