Những lưu ý quan trọng khi sử dụng và bảo quản dầu thực vật

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 7 phút đọc

Dầu thực vật nguyên chất như lạc, vừng mè, hướng dương, đậu nành...đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con. Bởi hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, phòng chống nhiều loại bệnh nguy hiểm. Cho nên, hãy cùng Lalifa.com tìm hiểu xem khi dùng và bảo quản các loại dầu ăn này cần lưu ý những gì nhé!

Lưu ý khi sử dụng dầu thực vật

Dầu thực vật là những loại dầu được chiết suất từ các loại rau củ quả như lạc, vừng mè, dừa, gấc, ô liu… Đa phần các loại dầu này đều chứa nhiều vitamin E, K, A và chất béo không bão hòa. Khi sử dụng, không phải loại dầu thực vật nào cũng thích hợp cho việc chiên rán, xào nấu.

Ví dụ như đối với dầu oliu, dầu hạt cải có thể tận dụng để ăn sống làm các món salad, trộn, gỏi… Như vậy sẽ giữ được hương vị, các dưỡng chất có trong dầu ăn và giúp cơ thể hấp thụ được vitamin hiệu quả tốt nhất.

Dầu thực vật như lạc, đậu nành, vừng mè hoàn toàn có thể sử dụng để chiên rán. Tuy nhiên, không nên chiên đi chiên lại dầu ăn. Vì đun dầu quá nóng sẽ khiến dầu có mùi khét, bốc khói, phá hủy mọi thành phần dinh dưỡng có trong dầu ăn. Đồng thời sản sinh ra nhiều chất gây hại cho cơ thể. Do đó, ngay cả khi chiên lần đầu cũng chú ý để mức nhiệt vừa phải và không ăn dầu đã qua sử dụng.

Các loại dầu thực vật dù tốt đến đâu cũng có mức độ sử dụng nhất định. Không nên vì tiếc rẻ mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.

1

Cách bảo quản dầu thực vật lạc, dừa, vừng mè

Trong quá trình sử dụng dầu thực vật, theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ nên chú ý một vài vấn đề sau:

  • Môi trường và nhiệt độ phù hợp với dầu thực vật

Muốn dầu thực vật dùng được lâu, cách tốt nhất là cho vào tủ lạnh, có thể để được tầm 12 tháng. Khi để ở ngăn mát dầu lạc, vừng mè cũng có hiện tượng đông đặc như mỡ. Đây là phản ứng hết sức bình thường khi gặp lạnh của dầu ăn. Vì thế bà con không cần phải quá hoang mang, lo lắng. Muốn ăn chỉ cần cho chai dầu vào bát ô tô nước nóng, ngâm một lúc là dầu ăn tự giã ra.

Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 10-15 độ hoặc không được để quá 35 độ. Đối với dầu ăn thường xuyên đang dùng dở thì để ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và để xa bếp ga, bếp từ khi đun nấu. Bởi để gần nơi nắng gắt sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa, phân hủy các chất trong dầu ăn nhanh hơn.

  • Chai, lọ đựng dầu ăn thực vật

Lựa chọn các loại chai lọ bằng nhựa, sành sứ không nên để ở lọ bằng đồng, sắt vì dễ làm hỏng dầu ăn. Chưa kể còn dính nhiều chất độc hại từ các chất có trong chai lọ đó.

Đồ đựng dầu ăn phải sạch sẽ, khô thoáng, tuyệt đối không được có nước. Nếu không vi khuẩn xâm nhập làm biến dạng màu, mùi của dầu ăn rất nhanh.

Nếu như bà con tự tay ép dầu lạc ở nhà bằng máy ép dầu lạc gia đình nhỏ thì hãy nhớ bảo quản dầu theo các hướng dẫn trên. Hoặc không muốn dùng dầu ăn để lâu có thể làm ít một, hết lại làm tiếp. Vì máy đã có sẵn tại nhà không cần phải phụ thuộc vào ai, muốn ép dầu gì thì ép dầu đó.

Đặc biệt, còn tự tay chuẩn bị nguyên liệu nên chất lượng dầu ăn sẽ đảm bảo thơm ngon, an toàn hơn rất nhiều so với việc mua dầu ăn đóng chai sẵn ở bên ngoài. Do đó, nhiều gia đình đã tự làm dầu ăn tại nhà và áp dụng các biện pháp bảo quản để sử dụng dầu một cách tốt nhất đó.

Bà con quan tâm đến máy làm dầu ăn sạch tại nhà hãy liên hệ ngay với Lalifa để được tư vấn thêm nhé!

Xem thêm :

Hướng dẫn cách làm dầu mè SIÊU NHANH cho chị em nội trợ

 

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Tìm hiểu về máy ép dầu lạc công nghiệp liền lọc

Tìm hiểu về máy ép dầu lạc công nghiệp liền lọc

Bài viết tiếp theo

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731