Ưu nhược điểm của các loại dầu thực vật phổ biến nhất hiện nay

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 7 phút đọc

Các loại dầu thực vật như bơ, lạc, đậu nành… dù tốt đến đâu nhưng ít nhiều cũng sẽ có những ưu nhược điểm của riêng mình. Cho nên, để giúp bà con hiểu hơn về một số loại dầu phổ biến hiện nay, Lalifa.com xin được chia sẻ một vài thông tin hữu ích như sau.

Dầu dừa

Dầu dừa rất phổ biến trong cuộc sống và giá thành cũng không quá cao. Tuy nhiên, được dùng phổ biến nhất là trong lĩnh vực làm đẹp, trị liệu.

Loại chất béo: bão hòa, có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng.

Ưu điểm: giá rẻ, có thể giải độc cho cơ thể và được dùng cho nhiều ngành chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.

Nhược điểm: nhiều sản phẩm dầu dừa làm từ hóa chất tạo mùi, gây hại cho người dùng. Tốt nhất có điều kiện hãy tự làm dầu dừa tại nhà bằng máy ép dầu mini.

Dầu lạc (dầu phộng, dầu đậu phụng)

Dầu lạc được dùng nhiều nhất hiện nay, vì đây là loại nguyên liệu được trồng nhiều ở nước ta, giá khá rẻ. Mỗi khi đến mùa vụ bà con có thể ép hàng trăm tấn lạc để có dầu dùng hoặc bán ra thị trường.

Ưu điểm: có mùi thơm, dễ chế biến nhiều món như chiên, xào, nấu...Dầu lạc chứa nhiều dưỡng chất tốt như vitamin K, E, A, thuộc chất béo không bão hòa rất tốt cho tim mạch, kháng viêm.

Nhược điểm: chỉ dùng trong một thời gian ngắn khi mở nắp và có khá nhiều người bị dị ứng với dầu đậu phộng.

00

Dầu hạt cải

Ưu điểm: loại dầu chứa nhiều omega 3 giúp tăng cường sức khỏe của tim và hạn chế viêm nhiễm. Mùi không quá nồng thích hợp để làm các món salad, nướng, rang…

Nhược điểm: một số loại hạt cải có chứa chất đột biến gen gây hại cho cơ thể. Do đó, khi mua cần phải chọn cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng.

Dòng dầu hạt cải hiện vẫn chưa được tiêu thụ nhiều ở Việt Nam như Trung Quốc. Vì thế, bà con có thể chọn hoặc không.

Dầu bơ

Bơ không chỉ là loại trái cây được yêu thích mà còn được khai thác để làm dầu. Là loại chất béo không bão hòa, chứa nhiều dinh dưỡng vitamin E, K, giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ tiểu đường, đột quỵ…

Nhược điểm: để làm được dầu bơ cần tốn rất nhiều nguyên liệu nên giá thành khá đắt đỏ, không thích hợp cho việc nấu nướng mỗi ngày. Có thể bổ sung bằng cách trộn cùng rau sống khi ăn, làm đẹp…

Dầu mè vừng

Dầu vừng mè rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người bị tim mạch, ung thư, mỡ máu… Có thể dùng dầu mè thường xuyên cho mỗi bữa ăn. Với lượng chất béo không bão hòa, hương vị thơm nồng được nhiều người yêu thích.

Nhược điểm không để được lâu sau khi đã mở nắp chai.

Dầu đậu nành (nhiều người còn gọi là dầu thực vật)

Ưu điểm là giá thành cực rẻ so với tất cả các loại dầu ăn kể trên. Dễ mua, dễ dùng hàng ngày như chiên, xào, rán, nấu…

Nhược điểm: ít giá trị dinh dưỡng và có thể chứa cả chất béo omega-6 gây viêm nhiễm.

Đó là những loại dầu được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bà con ngoài việc mua tại các siêu thị, cơ sở sản xuất dầu ăn sạch cũng có thể tự mua máy ép dầu gia đình về làm dầu ăn. Một chiếc máy nhỏ xinh nhưng ép được tất cả các loại dầu trên, phục vụ yêu cầu riêng của từng người dễ dàng hơn.

Muốn mua máy ép dầu thì hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lalifa.com để có báo giá tốt và tư vấn cụ thể hơn về loại máy chất lượng nhất nhé!

Có thể bà con quan tâm :

So sánh ưu nhược điểm khi dùng mỡ động vật và dầu thực vật

 

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Trước khi mở dịch vụ ép dầu lạc thuê, bán dầu sạch cần làm gì?

Trước khi mở dịch vụ ép dầu lạc thuê, bán dầu sạch cần làm gì?

Bài viết tiếp theo

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731