Cách ép dầu đậu nành tại nhà bảo vệ cho sức khỏe người tiêu dùng

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 13 phút đọc

Dầu đậu nành còn được biết đến là loại dầu tốt cho sức khỏe người dùng. Vậy hôm nay LALIFA sẽ hướng dẫn bạn cách ép dầu đậu nành tại nhà để bảo vệ sức khỏe tại nhà nhé!

I. Dầu đậu nành là gì?

Là loại dầu được chiết xuất từ hạt của cây đậu nành, dầu đậu nành có vị hương nhẹ nhàng và màu sắc vàng trong dễ chịu. Cho đến nay, dầu đậu nành vẫn được đánh giá là loại dầu có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Điều này giúp biến chúng trở thành một trong những loại dầu ăn phổ biến.

Trong thành phần của dầu đậu nành bao gồm:

  • Chất béo: Chủ yếu gồm các acid béo không bão hòa đa, lượng omega-6 chiếm tỷ lệ lớn hơn omega-3
  • Không chứa carbohydrate, protein, cholesterol và chất xơ
  • Vitamin E (8.18g), vitamin K (183.9 μg), phytosterols (172mg), Zinc (0.01mg)…
Dầu đậu nành có vị hương nhẹ nhàng và màu sắc vàng trong dễ chịu.
Dầu đậu nành có vị hương nhẹ nhàng và màu sắc vàng trong dễ chịu.

II. Công dụng của dầu đậu nành

Tốt cho tim mạch

Dầu đậu nành được đánh giá là tốt cho tim mạch và giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim. Nhờ vào lượng acid béo có trong dầu đậu nành nên sẽ giúp kiểm soát tốt lượng cholesterol xấu và hạn chế tối đa việc tích trữ cholesterol. 

Tăng cường thị lực

Trong dầu đậu nành chứa một lượng các chất omega-3 tốt có công dụng ngăn chặn các gốc tự do làm thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Thêm vào đó, vitamin E trong đậu nành giúp nâng cao sức khỏe thị lực cũng như giúp tăng cường hoạt động của võng mạc.

Xương chắc khỏe

Nhờ có lượng canxi và vitamin K dồi dào mà dầu đậu nành hỗ trợ giúp xương chắc khỏe và làm giảm nguy cơ loãng xương. Một nghiên cứu trên động vật cho thấy dầu đậu nành cũng giúp ngăn ngừa mất xương.

Điểm khói cao dùng chiên, rán

Điểm khói của dầu là nhiệt độ mà chất béo bắt đầu bị phá vỡ và oxy hóa. Dầu đậu nành có điểm khói tương đối cao khoảng 230 độ C. Điều này làm cho dầu đậu nành trở thành một lựa chọn tốt cho các phương thức nấu ăn như rang, nướng, chiên và xào.

Tăng cường sức khỏe làn da

Dầu đậu nành cũng có chức năng làm kem dưỡng da. Nếu bạn xem bảng thành phần của một số loại serum, bạn có thể thấy dầu đậu nành cũng có trong bảng thần phần. Sử dụng một lượng vừa phải trên da sẽ giúp da giữ được độ ẩm và chống lại viêm da do bức xạ cực tím. Vitamin E có trong dầu đậu nành cũng giúp bảo vệ sức khỏe làn da.

Dầu đậu nành tốt cho sức khỏe tim mạch
Dầu đậu nành tốt cho sức khỏe tim mạch

III. Cách ép dầu đậu nành

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hạt đậu nành mua về. Cứ 6 - 10kg đậu tương thì ép được 1 lít dầu
  • Máy ép dầu gia đình
  • Chai, lọ và bát hứng bã dầu

Bước 1: Kiểm tra và vệ sinh qua máy ép dầu

Đầu tiên bạn cần vệ sinh máy ép dầu trước khi ép để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bước này cũng cần thiết để tránh dầu bị bẩn dẫn đến hỏng khi bảo quản. Lắp trục và các bộ phận theo giấy hướng dẫn sử dụng.

cách ép dầu đậu nành
Chuẩn bị hạt đậu tương và máy ép dầu gia đình

Bước 2: Xử lý nguyên liệu

Hạt đậu nành đem về cần đảm bảo đã được phơi khô, loại bỏ các hạt thối và các vụn đất, cặn. Sau đó bạn cần đem đi rang để sau đó mới đem đi ép dầu. Bạn cũng có thể tham khảo bảng quy đổi nguyên liệu khi ép dầu của các loại hạt dưới đây:

Xem thêm: Tỷ lệ hàm lượng dầu trong từng loại hạt.

Bước 3: Cách ép dầu đậu nành

Điều chỉnh nhiệt độ máy cho bộ gia nhiệt từ 160 đến 180 độ C. Tiếp đó hãy để máy chạy khoảng 2 - 3 phút để trục được làm nóng. Đổ một ít đậu nành cho đến khi ra dầu, kiểm tra bã xem có bị cháy không để điều chỉnh nhiệt độ. Nếu đã thấy ổn, bạn hãy cho hạt vào ép. Trong quá trình ép, muốn máy chạy ổn định, bạn hãy trộn bã vào hạt để máy chạy êm nhất.

Hướng dẫn ép dầu đậu nành bằng máy ép dầu LALIFA-08

Bước 4: Lọc dầu

Sau khi ép xong, bạn có thể lọc để dầu trong hơn. Nếu bạn không lọc bã thì cũng có thể để bã lắng xuống cho dầu trong hơn. 

Bước 5: Đóng chai và bảo quản

Dầu sau khi đã nguội bạn cần phải đóng chai và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng. Thời gian sử dụng dầu ép là từ khoảng 3 - 6 tháng. Nếu bạn thấy các dấu hiệu như dầu sủi bọt hay có mùi khác so với ban đầu, bạn nên bỏ để tránh gây hại cho sức khỏe.

Đóng chai và bảo quản dầu đậu nành
Đóng chai và bảo quản dầu đậu nành

IV. Lưu ý khi sử dụng dầu đậu nành

Tuy dầu đậu nành tốt cho sức khỏe, nhưng việc lạm dụng dầu đậu nành là vô tình khiến cơ thể ảnh hưởng và dẫn đến tác dụng xấu. Để sử dụng dầu đậu nành tốt hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng với người có tiền sử dị ứng với các thực vật thuộc họ Đậu và có khả năng bị kích ứng với dầu đậu nành.
  • Tuy tốt cho việc chiên rán nhưng bạn không nên dùng dầu đã qua chế biến nhiều lần hoặc để qua đêm.

Lời kết

Trên đây, LALIFA đã hướng dẫn bạn cách ép dầu đậu nành tại nhà. Nếu cần tham khảo về các mẫu máy ép dầu mới nhất hoặc tư vấn về các sản phẩm máy ép dầu, bạn có thể xem thêm tại website: lalifa.com hoặc liên hệ thông qua:

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc

Bài viết trên là tất tần tật về cách ép dầu đậu nành. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Cách ép dầu dừa nhanh gọn chỉ với 3 bước đơn giản

Cách ép dầu dừa nhanh gọn chỉ với 3 bước đơn giản

Bài viết tiếp theo

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731
0936223030