Những vấn đề thường gặp và giải pháp khi sử dụng máy ép dầu

Lalifa Tác giả Lalifa 19/02/2024 9 phút đọc

5 vấn đề thường gặp khi sử dụng máy ép dầu gia đình dưới đây giúp ích cho bạn trong các trường hợp khẩn cấp khi nhân viên chưa kịp hỗ trợ. Chi tiết cách giải quyết như thế nào, hãy cùng LALIFA vào bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

1. Trục ép của máy ép dầu lạc/ vừng dính bã

Nguyên nhân là do bã từ đợt ép trước chưa được vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến khi ép mẻ mới sẽ gây ra ứ đọng, không lưu thông máy.

Cách khắc phục: Dừng máy, nhấn nút đảo ngược để các bã máy chạy ngược trở lại. Sau khi các tạp chất và bã được rút ra, hãy tháo buồng ép và trục ép để loại bỏ các tạp chất, sau đó tiếp tục ép dầu.

nhung-van-de-thuong-gap-khi-su-dung-may-ep-dau-2
Loại bỏ các tạp chất/ bã dầu bên trong máy kỹ càng trước khi ép dầu

2. Máy ép dầu cho bã không giòn, bị kẹt nguyên liệu

Lúc này bạn cần kiểm tra lại nguyên liệu của mình xem có bị ướt không. Nguyên liệu bị ướt sẽ khiến trục xoắn không cuốn được nguyên liệu dễ dàng, không kịp lấy nguyên liệu và bị kẹt.

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn nên để nguyên liệu khô ráo, đặt ở nơi thoáng mát trước khi ép tránh bị vón cục, bị ẩm. Nên cho nguyên liệu vào chậm rãi để trục kịp lấy hết, cứ tuần tự làm thì sẽ không bị kẹt.

Chọn nguyên liệu ép khô có độ ẩm chỉ từ 2 - 5% để thu được dầu khi ép
Chọn nguyên liệu ép khô có độ ẩm chỉ từ 2 - 5% để thu được dầu khi ép

3. Máy ép ra dầu nhưng không ra bã

Nguyên nhân lớn nhất có thể là do máy bị kẹt bã và bã đang nằm trong ống trục xoắn hoặc có thể bị tắc ở cửa xả ra.

Cách khắc phục: Bạn nên kiểm tra cẩn thận lại đầu ra của bã để chắc chắn không có dị vật chặn lối ra. Tiếp theo là trục xoắn nếu tắc bã thì bạn nên rửa sạch trục xoắn là được.

ve-sinh-truc-may-ep-dau
Tháo máy, kiểm tra đầu ra và trục xoắn để chắc chắn không có vật lạ trong buồng ép

4. Trục ép không thể tháo rời.

Trục ép khi mới ép xong do có chứa dầu nên khi ép có thể bị dính vào chân trục khó tháo ra.

Cách khắc phục: Lắp buồng ép và trục ép vào máy, sau đó ấn công tắc quay ngược trục máy trong 3-5 phút để máy khởi động rồi tắt máy, tháo trục.

Nhấn công tắc quay ngược trục 3 - 5 phút để tháo trục dễ dàng hơn.
Nhấn công tắc quay ngược trục 3 - 5 phút để tháo trục dễ dàng hơn.

5. Mất điện đột ngột hơn 30 phút

Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Nhưng nếu máy dừng đột ngột, do motor hoạt động quá lâu nên bị nóng và mô tơ tự ngắt để tránh bị cháy nổ. Tuy thời gian sử dụng của các máy ép dầu có thể lên đến 24h nhưng nếu sử dụng quá lâu khiến nóng máy, máy cũng sẽ dừng lại.

Cách khắc phục: Ngừng nạp nguyên liệu, tắt nguồn, rút công tắc và bỏ hết nguyên liệu trong phễu ra. Khi có điện, để máy nóng khoảng 20 phút rồi tiếp tục nhấn nút bắt đầu ép dầu. Nếu máy vẫn không hoạt động bình thường, hãy nhấn nút quay ngược trục 25-30s, đợi máy nguội rồi tháo buồng và ốc vít ra để vệ sinh chúng. Sau đó lắp lại và tiếp tục ép dầu.

Tóm lại dù bạn cẩn thận thế nào, máy tốt ra sao cũng không tránh khỏi những trục trặc. Vì vậy đừng quá bối rối, hãy bình tĩnh để tìm cách xử lý. Trường hợp máy có dấu hiệu hư hỏng, buộc phải thay thế phụ kiện thì hãy liên hệ ngay với kỹ thuật của LALIFA để được hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành cùng khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

ĐỪNG BỎ LỠ 1 số mẫu Máy ép dầu đang GIẢM SỐC tại LALIFA:

xem tất cả

Trên đây, LALIFA thông tin đến bạn về những vấn đề thường gặp khi sử dụng máy ép dầu. Cảm ơn bạn đã chọn đọc, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo. 

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Dầu thực vật bao nhiêu độ thì cháy? Tìm hiểu về điểm khói dầu thực vật

Dầu thực vật bao nhiêu độ thì cháy? Tìm hiểu về điểm khói dầu thực vật

Bài viết tiếp theo

4 bước ép dầu bằng máy ép dầu LALIFA08 NCM đơn giản tại nhà

4 bước ép dầu bằng máy ép dầu LALIFA08 NCM đơn giản tại nhà
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731