Cách bảo quản dầu lạc ép đúng cách để dùng được lâu dài

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 14 phút đọc

Nhiều bà con đem lạc ra ngoài các cơ sở ép dầu hoặc tự mua máy về nhà ép để bảo vệ sức khỏe. Nhưng lại chưa biết cách bảo quản dầu lạc ép sao cho đúng và hiệu quả. Vậy trong bài viết hôm nay, LALIFA sẽ hướng dẫn bạn cách bảo quản dầu ép đúng cách và hướng dẫn bạn nhận biết một vài dấu hiệu dầu của bạn có bị hỏng hay không nhé!

I. Dầu lạc (dầu đậu phộng) tự ép để được trong bao lâu?

Không giống với các loại dầu ăn bán trên thị trường, dầu lạc tự ép chỉ có thể bảo quản sử dụng trong vòng dưới 6 tháng. Đây là thời gian tốt nhất để các chất dinh dưỡng trong dầu không bị biến chất.Trong khi đó, các dầu bên ngoài thị trường có thể sử dụng và bảo quản trong vòng 18 - 24 tháng. Đây là do bên trong dầu đã được xử lý, thêm các chất bảo quản cũng như được trộn chung với các loại dầu khác. Dầu lạc tự ép do không có chất bảo quản, lại không được xử lý nên cần được sử dụng nhanh hơn. Mặc dù dầu tự ép có thể sẽ cần bảo quản kỹ hơn, nhưng bạn cũng cần theo dõi dầu thường xuyên để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình nhé!

cach-bao-quan-dau-lac-ep-dung-cach
Bảo quản dầu lạc ép đúng cách sẽ giúp sử dụng lâu hơn

II. Cách nhận biết dầu lạc ép của bạn đã bị hỏng?

Dấu hiệu để xác định dầu lạc của bạn đã hỏng hay chưa cũng là một yếu tố quan trọng và không quá khó để nhận biết điều ấy. Dưới đây là 3 dấu hiệu bạn có thể xem xét:

#1. Mùi và vị của dầu lạc khác với mùi ban đầu.

Bạn sử dụng mũi của mình, ngửi mùi dầu lạc ép. Nếu nó có mùi lạ và khác so với mùi dầu ép mới ban đầu thì chắc chắn nó đã bị hỏng. Bạn cũng có thể nếm thử. Nếu có có vị đắng hoặc vị kim loại thì nó đã hỏng.

#2. Dầu sủi bọt hoặc đậm hơn ban đầu

Bạn có thể dùng mắt để nhìn xem dầu có hỏng hay chưa. Nếu nó đậm hơn màu mật ông thì nó cũng đã hỏng. Một cách khác để biết dầu của bạn có bị hỏng hay không là xem có sủi bọt hay không. Nếu nó sủi bọt thì nó đã bị hỏng.

#3. Thời gian bảo quản trên 6 tháng

Cuối của là bạn xem thời gian ép đã quá hạn chưa. Nếu đã quá thời gian bảo quản (6 tháng) thì dầu trong chai cũng có thể đã xuất hiện một số dấu hiệu bị hỏng.

Mùi của dầu lạc khác với ban đầu thì có thể dầu của bạn đã bị hỏng
Mùi của dầu lạc khác với ban đầu thì có thể dầu của bạn đã bị hỏng

III. Cách bảo quản dầu lạc ép đúng cách để dùng được lâu dài

Để bảo quản dầu lạc tự ép tốt hơn, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

1. Bảo quản dầu lạc ép bằng chai thủy tinh/ sành/ sứ

Bạn có thể đã biết điều này rằng: Hầu hết chai nhựa để đựng đều là các chai nhựa dùng một lần. Nhưng một số người lại tận dụng để đựng dầu. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng dầu. Do chai nhựa qua lần 2 sử dụng có thể tạo ra các vi nhựa khiến cơ thể không tiêu hóa được. Nếu bạn sử dụng để nấu ăn cho trẻ nhỏ thì sẽ càng không yên tâm. Chính vì vậy, để bảo quản dầu tốt nhất, bạn nên đựng/ bảo quản dầu trong các chai thủy tinh/ sành/ sứ. Dầu ăn được đảm bảo mà không gây ra biến đổi chất.

2. Bạn cũng không nên bảo quản bằng chai kim loại

Không như chai nhựa, dầu lạc sẽ phản ứng với kim loại như sắt, đồng, nhôm ... Đièu này khiến cho chất trong dầu không còn được an toàn như lúc đầu nữa mà bị biến chất. Đặc biệt là nên tránh các chất liệu bằng đồng. Đồng có tính "ngậm nước" và dễ bị biến đổi khi đựng dầu. Vì vậy bạn cần tránh không đựng trong chai kim loại để bảo vệ sức khỏe nhé!

Đựng dầu ăn trong chai thủy tinh, sành , sứ
Đựng dầu ăn trong chai thủy tinh, sành , sứ

3. Luôn đậy kín, vặn chặt nắp khi không sử dụng

Để dầu không bị nhiễm các tạp chất cũng như không bị oxy hóa dầu, bạn đóng kín và để ở nơi khô ráo. Làm như vậy sẽ giúp dầu luôn sạch để sử dụng và giáp dầu sử dụng được lâu hơn. Bạn cũng an tâm khi sử dụng dầu sạch sẽ hơn.

4. Không để bị nước, tạp chất rơi vào dầu

Tuy dầu kỵ nước, nhưng khi nước rơi vào dầu sẽ khiến dầu của bạn nhanh hỏng hơn. Các loại tạp chất cũng có thể kéo theo vi khuẩn bên ngoài, khiến cho dầu bị oxy hóa nhanh và chống hỏng. Các chất dinh dưỡng cũng bị mất đi và không giữ được dưỡng chất như ban đầu.

Đậy kín nắp khi không sử dụng và để dầu ở nơi khô ráo
Đậy kín nắp khi không sử dụng và để dầu ở nơi khô ráo

5. Thêm một chút muối vào dầu lạc

Tuy có vẻ hơi vô lý, nhưng muối là một chất có thể hấp thụ lượng nước thừa có trong dầu. Do khi để dầu bên ngoài, vẫn có thể có hơi nước bị nhiễm vào dầu. Bỏ một ít muối sẽ giúp hút phần nước còn lại bên trong. Khi bỏ bạn nhớ rang muối nóng trước để giúp dầu bảo quản lâu hơn mà vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu.

Thêm một ít muối hạt vào dầu để bảo quản
Thêm một ít muối hạt vào dầu để bảo quản

6. Để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Thông thường, nhiệt độ tốt nhất để bảo quản dầu là từ 15 - 20 độ C, nên vì vậy bạn cần lưu ý để dầu ở những nơi thoáng mát. Nếu muốn bảo quản dầu lâu hơn, bạn có thể để dầu vào ngăn mát tủ lạnh (dưới 3 độ C) thì sẽ để được 12 tháng. Còn nếu bạn chọn bảo quản dầu ở bếp thì cần tránh các nguồn nhiệt lớn như bếp ga, lò nướng,... Hãy nhớ tránh nắng nắng trực tiếp để dầu không tạo ra các phản ứng hóa học, biến chất khiến gây hại cho cơ thể.

Cách bảo quản dầu ăn và xử lý dầu ăn thừa hiệu quả nhất
Bảo quản dầu lạc ép trong chai thủy tinh, đậy kín nắp để trong ngăn mát tủ lạnh

Lời kết

Trên đây là một vài cách bảo quản dầu lạc ép đúng cách để sử dụng được lâu dài. LALIFA mong rằng bạn có thể nắm được các thông tin quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và người thân yêu. Nếu bạn có nhu cầu về máy ép dầu gia đình, bạn có thể xem thêm:

Một số mẫu Máy ép dầu gia đình đang kinh doanh tại LALIFA:

xem tất cả

Tùy vào nhu cầu mà quý khách có thể tự chọn cho mình cách bảo quản cũng như máy ép dầu tốt nhất. LALIFA trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Để có thể được chăm sóc và tư vấn rõ hơn về các sản phẩm máy ép dầu, quý khách vui lòng liên hệ 

Hotline: 0961.652.731 - 0931.830.333

Zalo: Lalifa Máy Ép Dầu Thực Vật - 0961652731

Fanpage: Lalifa - Tổng kho máy thực phẩm số 1 Miền Bắc

Bài viết trên là tất tần tật về cách bảo quản dầu lạc ép. Hy vọng chia sẻ trên giúp ích cho bạn, hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Quy trình ép dầu thực vật cơ bản của các nhà máy ép dầu

Quy trình ép dầu thực vật cơ bản của các nhà máy ép dầu

Bài viết tiếp theo

Cách nấu rượu trái cây chuẩn bằng nồi nấu rượu 2 đáy thế hệ mới LALIFA

Cách nấu rượu trái cây chuẩn bằng nồi nấu rượu 2 đáy thế hệ mới LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731
0936223030