7 công dụng của dầu mè đối với sức khỏe và làm đẹp

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 14 phút đọc

Công dụng của dầu mè (dầu vừng) thường được biết đến llà tốt cho sức khỏe. Nhưng không biết rằng nó còn được sử dụng trong vấn đề làm đẹp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, bạn có thể sẽ gặp các tình trạng không đáng có. Hãy cùng Lalifa vào bài viết để biết thêm công dụng của sản phẩm này nhé!

I. Dầu mè (dầu vừng) là gì?

Dầu mè (hay còn gọi là dầu vừng) là một loại dầu vô cùng thơm, được chiết xuất nhờ cách ép bằng máy ép dầu hoặc thủ công. Không chỉ có tác dụng trong nấu ăn, mà dầu mè còn có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp. 

Dầu mè với sức khỏe cảu người dùng
Dầu mè có màu vàng, mùi thơm đặc trưng

II. Dầu mè chứa các thành phần tốt cho sức khỏe và làm đẹp.

Theo các chuyên gia, trong dầu mè có chứa hơn 4 loại chất béo tốt; các loại vitamin E, B, K, các khoáng chất như Đồng, Sắt, Canxi, Magie, Photpho, … và một số hợp chất khác tốt cho việc chống oxy hóa. Nhờ đó, dầu mè tốt cho sức khỏe, mà còn có tác dụng trong làm đẹp, chống oxy hóa.  

III. 7 công dụng của dầu mè

1. Giảm đường huyết

Sử dụng một lượng dầu mè vừa phải trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Điều này giúp bạn kiểm soát, phòng ngừa bệnh tiểu đường. 

2. Tăng sức khỏe tim mạch

Với các chất Omega 3, Omega 6 và các chất béo không bão hòa, dầu mè giúp làm giảm các Cholesterol xấu trong máu. Từ đó ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nhờ vậy mà nâng cao sức khỏe cho chính bạn. 

3. Giúp bộ xương chắc khỏe

Với các hàm lượng lớn Canxi, Đồng và Photpho, dầu mè cung cấp đủ các khoáng chất quan trọng để làm tăng trưởng xương. Đồng thời giúp hạn chế các bệnh lý về loãng xương, thoái hóa khớp, làm cho xương chắc khỏe hơn. 

4. Phòng ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dầu mè còn có tác dụng trong việc ức chế sự phân chia của các tế bào ung thư. Các thành phần trong dầu mè sẽ bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do làm tăng sinh tế bào, từ đó ngăn ngừa một số bệnh ung thư hiệu quả. 

lam-dep-bang-dau-me
Dầu mè giúp làm đẹp da, bảo vệ sức khỏe

5. Công dụng của dầu mè trong làm đẹp cho da

Nhờ các chất béo cũng như các hợp chất phenoli, dầu mè giúp làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, còn cung cấp dưỡng ẩm ngăn chặn tình trạng bong tróc, khô da. Các chất này cũng giúp da bạn bảo vệ khỏi các tác hại của ô nhiễm môi trường và tia UV. Chỉ cần thoa một lớp mỏng nhẹ lên da, bạn sẽ nuôi dưỡng làn da mềm mịn, căng mướt. 

6. Dưỡng tóc, cải thiện cấu trúc tóc

Dầu mè giúp bảo vệ tóc và nuôi dưỡng tóc mềm mượt tự nhiên. Thoa dầu mè lên da đầu và ủ trong khoảng 15 phút sau đó gội lại bằng dầu gội thông thường. Mỗi tuần lặp lại 3 lần bạn sẽ thấy thay đổi hiệu quả. Tóc sẽ mượt, ít gàu và còn có công dụng kháng nấm, giảm ngứa trên da đầu. 

7. Chăm sóc sức khỏe răng miệng

Dầu mè cũng được sử dụng cho sức khỏe răng miệng. Nếu mỗi ngày súc miệng với nước pha dầu mè, bạn sẽ ngăn ngừa được viêm nướu, viêm lợi. Dầu mè cũng có tác dụng giảm hình thành mảng bám và giúp hơi thở thơm tho. 

Xem thêm: Dầu đậu nành: Công dụng và tác hại không phải ai cũng biết 

IV. Sản xuất dầu mè như thế nào?

Hiện nay có nhiều phương pháp sản xuất dầu mè, từ thủ công đến công nghiệp, tùy từng quy mô và khả năng có thể đầu tư các mô hình khác nhau cho phù hợp. Lalifa giới thiệu tới các bạn 3 mô hình sản xuất dầu vừng chính được dùng phổ biến hiện nay.

1. Phương pháp thủ công  

  • Dùng các máy thủ công của người xưa để lại để ép, có thể dùng con đội thủy lực (dùng kích thủy lực) mô hình này được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắc ,Đắc Nông, Gia Lai, Kontum, 

2. Phương pháp ép trục vít hộ gia đình:  

Phương pháp ép dầu trục vít là một phương pháp ép dầu bằng cách sử dụng một trục xoắn ốc để tạo áp suất và ma sát để tách dầu ra khỏi các loại thực vật có chứa dầu. Phương pháp ép bằng trục vít dùng trong hộ gia đình sẽ ép được dưới 8kg/mẻ và cho ra lượng dầu từ 3 lít đến 4 lít mỗi mẻ.

Ưu điểm phương pháp ép trục vít hộ gia đình:

  • Lượng dầu ép kiệt đến 98%
  • Dầu ép ra là dầu nguyên chất, sạch 100%
  • Ép được nhiều loại nguyên liệu như: lạc, dừa, hướng dương, cám gạo, sachi, olive, …
  • Trục ép bằng inox 304 cao cấp, không gỉ, dễ vệ sinh, bền bỉ.
  • Tiết kiệm thời gian, nguyên liệu, tiền bạc.

Tham khảo một số mẫu máy ép dầu dầu mè gia đình tại LALIFA:

xem tất cả

Xem thêm: Bật mí cách chọn máy ép dầu mè gia đình phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn

3. Phương pháp ép dầu quy mô công nghiệp:  

Phương pháp ép dầu quy mô công nghiệp có công suất khoảng 50 -60kg trở lên. Đặc điểm chung của phương pháp này là sử dụng các dòng máy to, khỏe, chắc chắn và ép được liên tục trong nhiều giờ mà không cần nghỉ. Phương pháp này có thể ép trực tiếp lạc, vừng, đậu nành sống hoặc rang qua bằng máy sau đó ép đều được. Tất cả nguyên liệu cho vào phễu và chảy xuống trục ép, ép thành dầu đơn giản, dễ dàng.

Ưu điểm của phương pháp ép dầu quy mô công nghiệp:

  • Sản xuất lượng lớn dầu ăn 
  • Tiết kiệm thời gian, công sức
  • Phù hợp kinh doanh, sản xuất.

V. Những lưu ý khi sử dụng dầu mè

  • Không nên dùng riêng dầu mè để chiên thức ăn, vì dầu mè có điểm bốc cháy cao, có thể gây cháy nổ. Bạn nên pha trộn dầu mè với các loại dầu khác như dầu đậu nành, dầu hướng dương... để giảm nguy cơ cháy và tăng hương vị cho món ăn.
  • Khi nướng hoặc chiên các loại thịt, cá, bạn nên thêm vài giọt dầu mè vào để tạo mùi thơm và giúp thực phẩm không bị khô.
  • Khi hầm hoặc luộc các loại rau củ, bạn nên cho ít dầu mè vào để giữ được màu sắc và chất dinh dưỡng của rau củ.
  • Khi tẩm ướp thực phẩm, bạn nên cho dầu mè vào cuối cùng, tránh để quá lâu vì có thể làm thay đổi hương vị của thực phẩm.
  • Ăn nhiều dầu mè có thể gây ra các vấn đề như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu... Bạn nên sử dụng dầu mè với lượng vừa phải và đa dạng các loại dầu khác.
  • Bảo quản dầu mè ở nơi khô ráo, thoáng mát; tránh ánh nắng mặt trời.

Bài viết trên là tất tần tật về công dụng của dầu mè. Cảm ơn bạn đã chọn đọc. Hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước Tham khảo công dụng và thành phần của nước cất từ Hoa Sen

Tham khảo công dụng và thành phần của nước cất từ Hoa Sen

Bài viết tiếp theo

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA

5 bước ép dầu chùm ngây đơn giản dễ làm với máy ép dầu LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731