Hướng dẫn bạn cách chưng cất tinh dầu sả tại nhà chắc chắn thu được tinh dầu

Lalifa Tác giả Lalifa 19/07/2024 13 phút đọc

Nhiều bà con tìm kiếm cách chưng cất tinh dầu sả tại nhà để thuận tiện sử dụng trong lâu dài. Vậy chi tiết các thực hiện như thế nào, hãy cùng LALIFA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chưng cất tinh dầu sả tại nhà thế nào?
Chưng cất tinh dầu sả tại nhà thế nào để thu được nhiều tinh dầu?

1. Tinh dầu sả là gì?

Tinh dầu sả là một loại tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ lá và thân của cây sả, một loại cây cỏ mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tinh dầu sả có màu vàng nhạt và mùi hương tương tự như cam quýt hoặc chanh. Tinh dầu sả có nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, nấu ăn và làm thảo dược. 

2. Công dụng của tinh dầu sả

Khử mùi và diệt khuẩn: 

Tinh dầu sả có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng da, viêm phổi, nhiễm trùng máu... Chỉ cần vài giọt để xịt trong nhà, hoặc thoa lên quần áo hoặc da để chống muỗi và côn trùng.

Làm đẹp da: 

Trong tinh dầu sả có chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho da, giúp làm sáng da, chống lão hóa, chống viêm. Nó cũng được ứng dụng để chữa lành các vết thương. Để sử dụng, bạn nên lấy 2 - 3 giọt tinh dầu và trộn chung với dầu nền (dầu dừa) rồi thoa lên da. Tuyệt đối không sử dụng trực tiếp trên da dễ gây kích ứng.

Dưỡng tóc chắc khỏe, óng mượt: 

Ngoài để chăm sóc da, bạn cũng có thể dùng tinh dầu sả để dưỡng tóc. Mỗi ngày 1 - 2 giọt tinh dầu vào dầu sả, dầu gội có thể giúp làm sạch, giảm gàu và hỗ trợ kích thích mọc tóc. Hoặc xả, hoặc xoa lên da đầu và tóc, tóc sẽ mềm mượt, kích thích mọc tóc.

Giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon: 

Mùi hương của tinh dầu sả dễ chịu, giúp làm dịu tâm trạng, giảm stress, và lo lắng. Bạn có thể nhỏ vài giọt vào máy khuếch tán tinh dầu và sử dụng như liệu pháp mùi hương để cải thiện không khí và thư giãn.

Giảm đau đầu, đau nửa đầu: 

Tinh dầu sả có chứa chất Citral, có công dụng giảm đau hiệu quả. Bạn có thể xoa tinh dầu sả lên trán, thái dương hoặc sau gáy để làm giảm cơn đau.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh: 

Ngoài các ứng dụng trên, tinh dầu sả còn có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp giải quyết các vấn đề về đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy... 1 giọt tinh dầu sả pha với nước ấm, bạn uống sau bữa ăn có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Công dụng của tinh dầu sả
Công dụng của tinh dầu sả

3. Cách chưng cất tinh dầu sả chắc chắn thu được tinh dầu

  • Chuẩn bị: 10kg sả (với 10kg sả bạn sẽ chưng cất được từ 10 - 12ml tinh dầu)
  • Nồi chưng cất tinh dầu sả
  • Chai đựng tinh dầu

Bước 1: Chọn sả tươi, loại bỏ phần rễ, lá, bẹ và rửa sạch. 

Dùng dao hoặc chày đập thân sả để tăng tiết tinh dầu. Sả bạn có thể ngâm qua muối để tăng được lượng tinh dầu thu được.

Tinh dầu sả từ lâu đã được sử dụng trong nhiều việc chăm sóc sức khỏe
Chọn sả tươi, loại bỏ phần rễ, lá, bẹ và rửa sạch

Bước 2: Chuẩn bị nồi chưng cất

Đổ nước vào nồi chưng cất, đặt vỉ đỡ nguyên liệu và đổ sả đã được xử lý vào nồi. Xem xét nồi xem có bị hở không. Để chắc chắn bạn cũng có thể dùng các gioăng cao su gắn quanh các khớp nồi để đảm bảo hơi không bay ra ngoài.

Nấu tinh dầu sả, vỏ bưởi bằng máy chưng cất tinh dầu có tốt không?
Chuẩn bị nồi chưng cất tinh dầu sả

Bước 3: Cách chưng cất tinh dầu sả

Sau khi đã chuẩn bị nồi, bạn đặt nồi lên bếp/ hoặc cắm điện để chưng cất. Nhớ đặt bơm chìm trong chậu nước để tạo hàn cho bộ ngưng và tránh không bị cháy bơm chìm. Nhiệt độ trong nồi nên để từ 100 độ C là nhiệt độ lý tưởng nhất để thu được tinh dầu. Thời gian để chưng cất 1 mẻ tinh dầu là từ 2.5 đến 3 giờ. Trong thời gian đó, bạn sẽ thấy sản phẩm chưng cất (bao gồm tinh dầu và nước hydrosol) được ngưng tụ ở phễu. Sau khi chưng cất, ta tiến hành tách tinh dầu.

Chưng cất sả với nhiệt độ 85 - 95 độ C trong vòng 2 - 3 giờ
Chưng cất sả với nhiệt độ 100 độ C trong vòng 2 - 3 giờ

Bước 4: Tách và chiết tinh dầu

Sau khi thu được hỗn hợp chưng cất, tinh dầu sả sẽ có màu vàng nhạt, nổi phía trên. Phần phía dưới là nước hydrosol (nước thơm chưng cất). Bạn dùng phễu chiết để tách nước phía dưới và giữ lại phần tinh dầu phía trên. Phần tinh dầu sau đó thu lại và đóng chai để bảo quản.

Tách tinh dầu
Tách và chiết tinh dầu

Bước 5: Đóng chai và bảo quản

Tinh dầu nên được đóng trong chai tối màu và bảo quản trong nơi tránh ánh nắng mặt trời. Điều này để đảm bảo tinh dầu không bị biến chất và đảm bảo sử dụng lâu dài hơn.

Bảo quản tinh dầu sả tránh ánh nắng mặt trời
Bảo quản tinh dầu sả tránh ánh nắng mặt trời

4. Sử dụng tinh dầu sả để hấp thu tốt nhất 

  • Nhớ pha loãng tinh dầu sả với nước hoặc dầu nền như dầu hạt nho, dầu oliu, dầu hạnh nhân,… trước khi thoa lên da, xông hơi, xịt phòng hoặc sử dụng trong nấu ăn. Tỉ lệ pha loãng phù hợp là 1-2 giọt tinh dầu cho mỗi 10ml nước hoặc dầu nền. Tránh để tinh dầu dính vào vết thương hở để tránh gây ứng, đau rát hoặc viêm nhiễm.
  • Tinh dầu sả có thể bị biến đổi hoặc cháy khi tiếp xúc gần lửa hoặc ánh mặt trời. Nên để tinh dầu tránh ánh nắng mặt trời, hoặc nơi có nhiệt độ cao. 
  • Nên thử dùng thử tinh dầu trong 24 giờ để kiểm tra độ nhạy cảm của da. Nếu có dấu hiệu ngứa, đỏ, sưng cần ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để tư vấn bác sĩ.
  • Bảo quản tinh dầu sả ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao, để duy trì chất lượng và hiệu quả của tinh dầu.
  • Tuyệt đối không thay thế tinh dầu sả cho bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng.

Một số mẫu nồi chưng cất đang kinh doanh tại LALIFA:

xem tất cả

Bài viết trên là cách chưng cất tinh dầu sả tại nhà. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Hẹn gặp bạn ở các bài viết tiếp theo.

Lalifa
Tác giả Lalifa Admin
Bài viết trước TẾT PHÚ QUÝ - QUÀ NHƯ Ý - NHẬN NGÀN ƯU ĐÃI TẾT 2024

TẾT PHÚ QUÝ - QUÀ NHƯ Ý - NHẬN NGÀN ƯU ĐÃI TẾT 2024

Bài viết tiếp theo

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA

Hướng dẫn nấu rượu gạo đơn giản với nồi nấu rượu 2 đáy LALIFA
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
0961652731
0961652731
0936223030